Khám phá

Động vật có cảm xúc giống như con người không?

Giáo sư Marc Bekoff, người chuyên nghiên cứu về động vật đã chỉ ra rằng cảm xúc là một món quà từ tổ tiên xa xôi của chúng ta. Cả con người và động vật đều có cảm xúc. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học dường như quên đi điều này và coi động vật là đối tượng nghiên cứu vô tri vô giác.

Bắt được thủy quái có hình dạng kỳ lạ như sinh vật ngoài hành tinh / Vì một người con gái, Tào Tháo đại xá cho kẻ bị chém đầu

Marc Bekoff đôi khi hỏi những người đồng nghiệp tiến hành thí nghiệm trên động vật rằng họ có đối xử như vậy với những con chó của họ theo cách tương tự không. Câu hỏi đơn giản này vừa bất ngờ, vừa khiến ta phải suy nghĩ. Nhờ các nhà khoa học như Marc Bekoff và Jane Goodall mà nghiên cứu về hành vi của động vật mới dần trở nên nhân đạo hơn. Vậy các loài động vật có cảm xúc và cảm giác giống như con người không?
Cảm xúc và cảm giác

Dong vat co cam xuc giong nhu con nguoi khong?
Cảm xúc không kéo dài trong một thời gian dài, nhưng rất phức tạp.
Hầu hết chúng ta coi hai từ trên là một từ duy nhất và có thể đổi chỗ cho nhau. Mặc dù điều này không sai về mặt ngôn ngữ, nhiều nhà tâm lý học coi chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.
Cảm xúc là phản ứng tâm lí của chúng ta đối với các kích thích bên ngoài và bên trong khiến chúng ta cảm động sâu sắc. Cảm xúc không kéo dài trong một thời gian dài, nhưng rất phức tạp. Chúng có lẽ được hình thành thông qua quá trình tiến hóa, để thích nghi với thế giới xung quanh.
Còn cảm giác là gì?

Có thể nói rằng chúng ổn định và sâu sắc hơn cảm xúc. Chúng giúp mọi người sửa chữa hành vi của họ, khám phá các giải pháp mới, tạo cộng đồng. Chúng ta có thể coi cảm giác là cách chúng ta nhìn nhận cảm xúc.
Cảm xúc của động vật theo các nhà khoa học

Lý thuyết về cảm xúc của động vật đã được hình thành từ nhiều năm trước và người đầu tiên tuyên bố ủng hộ nó chính là Charles Darwin. Sau khi quan sát tinh tinh và các loài vượn khác, ông kết luật rằng chúng phát ra tiếng động tương tự như tiếng cười của con người.
Darwin đưa ra một giả thuyết rằng cảm xúc là một hình thức thích nghi của giao tiếp và động lực. Ông cũng chấp nhận quan điểm của Lamarck (nhà tự nhiên học người Pháp), người nói rằng những cảm xúc hữu ích được truyền lại cho con cháu. Mặc dù Darwin coi biểu hiện cảm xúc là một tính trạng di truyền bên trong nhưng chức năng của chúng vượt lên cả nhu cầu thích nghi với môi trường. Ví dụ, ông nhận thấy rằng con người sử dụng răng của họ để thể hiện sự nhạo báng hoặc giận dữ. Ông tuyên bố rằng tổ tiên của con người đã sử dụng răng của họ để thể hiện hành vi hung hăng.
“Các nhà khoa học đương đại rất thận trọng về cảm xúc của động vật”. Trong nhiều năm, họ đã thực hiện nhiều thí nghiệm trên động vật (thường rất tàn nhẫn) để chứng minh hoặc bác bỏ cảm xúc của chúng. Có 2 luồng tư tưởng: một lượng lớn các nhà khoa học tuyên bố rằng động vật có thể thể hiện các hành vi giống như các phản ứng cảm xúc phức tạp, nhưng họ tránh sự nhân hóa (gán cho động vật những đặc điểm của con người). Nhóm thứ hai là những người hoài nghi.
Ngày càng có nhiều nhà khoa học nghiêng về nhóm thứ nhất, tin rằng động vật có thể trải qua trạng thái cảm xúc. Nhờ đó, ngành khoa học về hành vi động vật đã được đặt tên riêng - Tập tính học. Đây là một trong những ngành khoa học tự nhiên mới nhất. Tập tính học hiện đại được công nhận vào những năm 1930 bởi các nhà sinh học người Hà Lan và Áo Nikolaas Tinbergen, Konrad Lorenz và Karl von Frisch. Ba nhà khoa học này đã được trao giải thưởng Nobel về sinh lý học và y học.
Theo Tiền Phong
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm