Khám phá

Động vật đang nhỏ lại vì biến đổi khí hậu

Theo nghiên cứu của tiến sĩ David Bickford và Jennifer Sheridan, thuộc trường đại học Quốc gia Singapore, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 1 độ C trong vòng một thập kỷ vừa qua và các chuyên gia thời tiết dự đoán nhiệt độ sẽ tăng thêm 7 độ C vào năm 2100.

Sự thật về loài động vật hiếm hoi có khả năng quang hợp / 9 hòn đảo động vật thú vị trên thế giới

Băng tan nhanh khiến gấu Bắc cực đang nhỏ lại.

Các nhà khoa học lo ngại nhiệt độ toàn cầu tăng và các hình thái thời tiết thay đổi đã làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều loài sinh vật trên Trái Đất. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng tới dân số của loài người tăng nhanh, với các nguồn thực phẩm như cá đang bị thu nhỏ về kích cỡ và các loại rau quả ngày càng nhỏ và ít dinh dưỡng.

Trong thế kỷ vừa qua, những loài động vật như ếch, rùa, chim sẻ, cừu và hươu châu Âu tất cả đã bắt đầu giảm về kích cỡ cơ thể. Trong khi đó, băng tan nhanh khiến gấu Bắc cực ngày càng nhỏ lại, theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Climate Change.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng khi nhiệt độ tăng thêm 1 độ C, kích cỡ của các loài thực vật sẽ giảm từ 3 đến 17%, trong khi, kích cỡ của các loài cá sẽ giảm từ 6 đến 22%. Những loài sinh vật không có khả năng thích nghi nhanh chóng với hiện tượng biến đổi khí hậu sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Kích cỡ của các sinh vật bị thủ nhỏ khiến nguồn cung cấp thực phẩm bị suy giảm. Điều này đồng nghĩa rằng những loài động vật đầu bảng thức ăn (hay ở đỉnh chuỗi của thức ăn); bao gồm loài người, cũng sẽ trở nên nhỏ hơn, sinh sản ít hơn và dễ bị mắc bệnh.

Tiến sĩ David Bickford và Jennifer Sheridan cho biết: “Chúng ta vẫn chưa thể lường hết hậu quả của việc một số loài động vật và thực vật đang nhỏ lại, nhưngđiều này có thể ảnh hưởng tới sự đa dạng sinh thái và cuộc sống của loài người trong tương lai.”

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm