Đột phá mới trong hành trình săn tìm sự sống ngoài Trái Đất?
Cuộc đời đầy bi kịch của 4 thần đồng nước Nga / Cuộc chiến giành kho báu khổng lồ dưới biển
Trong quá trình khám phá các ngoại hành tinh nghi là nơi người ngoài hành tinh có thể sinh sống, các nhà thiên văn học thường tìm kiếm các môi trường giàu oxy và nitơ như trên Trái Đất.
Nhưng nhà thiên văn học Sara Seager tới từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho rằng không nên bỏ qua các môi trường có bầu khí quyển dày đặc hydro.
Trước khi đi tới khẳng định này, Seager và các cộng sự nghiên cứu khả năng chịu đựng của 2 loại vi khuẩn là nấm men và E.coli đối với môi trường 100% là hydro.

Ảnh minh họa: Pixabay.
Cả hai đều có thể tồn tại trong các môi trường có và không có oxy nên chúng trở thành các ứng viên lý tưởng để kiểm tra môi trường chỉ có hydro sẽ hỗ trợ ra sao cho sự sống.
Nhóm nghiên cứu nuôi cấy 2 sinh vật này và đặt chúng vào các chai riêng biệt có chứa chất dinh dưỡng rồi loại bỏ toàn bộ oxy và thay thế bằng hydro tinh khiết.
Các chai sau đó được đặt trong lồng ấp, khuấy nhẹ để thúc đẩy 2 sinh vật này tiếp cận với chất dinh dưỡng trong môi trường toàn hydro. Họ lấy mẫu liên tục mỗi giờ trong 80 giờ liên tiếp.
Kết quả thu được cho thấy quần thể vi khuẩn phát triển mạnh. Các vi khuẩn mới phát triển và thay thế các vi khuẩn đã chết.
Seager tin rằng thông qua nghiên cứu này, các nhà thiên văn học có thể xem xét tới việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh ở các môi trường dày đặc hyhro.
"Có rất nhiều thế giới có thể sinh sống được và chúng tôi xác nhận rằng sự sống trên Trái Đất có thể tồn tại trong bầu khí quyển giàu hydro. Chúng ta nên thêm vào các loại hành tinh đó khi tìm kiếm cuộc sống ở các thế giới khác", Seager cho hay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 'Lỡ dại' vỗ mông hà mã, sư tử phải trả giá bằng cả tính mạng
CLIP: Linh dương Impala chết thảm dưới nanh vuốt sư tử
CLIP: Mò vào chuồng bắt gà con, rắn hổ mang bị phụ huynh con mồi đánh cho tả tơi
CLIP: Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của 2 con rồng Komodo
"Tiếng còi báo tử" từ vũ trụ: 4 đài thiên văn cùng lúc ghi nhận khoảnh khắc một hành tinh bị nuốt chửng
CLIP: Tham lam nuốt linh dương, cá sấu bị sừng của con mồi đâm thủng họng