Dù sở hữu không ít mãnh tướng, Tào Tháo cả đời vẫn phải ngưỡng mộ Lưu Bị vì điều này
Con và cháu chết cũng không khiến Tào Tháo khóc rống lên đau đớn như chứng kiến 3 người này chết: Họ là ai? / Được Tào Tháo không ít lần tặng mỹ nhân để lấy lòng, vì lý do gì Quan Vũ không bao giờ để mắt tới?
Năm xưa sau kết cục tại trận Xích Bích đã ngã ngũ, thế chân vạc thời Tam Quốc về cơ bản đã được hình thành.
Tính tới thời điểm đó, dưới trướng của Tào Tháo đã tụ hội không ít các văn thần, võ tướng tài năng đến từ khắp nơi.
Cũng bởi vậy mà khi nhận định về thế lực này, Khổng Minh đã từng đưa ra lời đánh giá:
"Dưới trướng Tào Tháo, nói là có cả ngàn thượng tướng thì là giả, nhưng cũng phải có tới 300 viên. Trong đó, những thượng tướng sở hữu tài cầm binh thuộc vào hạng nhất có khoảng 30 người. Cũng trong số này, bát hổ kỵ và ngũ hổ lương tướng là nổi danh hơn cả".
Thế nhưng theo Qulishi, không ít độc giả của "Tam Quốc diễn nghĩa" vẫn cho rằng, dù có trong tay nhiều anh tài tới vậy thì Tào Tháo cả đời vẫn luôn ngưỡng mộ Lưu Bị.
Vậy liệu rằng đâu là lý do khiến một vị quân chủ vượt trội hơn về thế lực như Tào Tháo phải có thái độ này đối với Lưu Bị?
Lý do khiến Tào Tháo cả đời phải ngưỡng mộ Lưu Bị
Về những võ tướng tài năng dưới trướng Tào Tháo, đầu tiên có thể kể tới các tên tuổi thuộc "Bát Hổ kỵ" như Tào Nhân, Tào Hồng, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên, Tào Chân, Tào Uyên, Hạ Hầu Thượng…
Không chỉ vậy, vị quân chủ này còn có trong tay "Ngũ hổ lương tướng" bao gồm những nhân vật khét tiếng là Vu Cấm, Trương Cáp, Trương Liêu, Nhạc Tiến và Từ Hoảng.
Chưa dừng lại ở đó, Tào Ngụy còn là trận doanh tập trung nhiều mãnh tướng tên tuổi như Hứa Chử, Điển Vi…
Trong khi đó, dưới trướng Lưu Bị thực chất nổi bật hơn cả chỉ có "Ngũ hổ thượng tướng" bao gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu. Ở vào giai đoạn hậu kỳ, tập đoàn Thục Hán còn có thêm một vài tên tuổi khác như Ngụy Diên, Vương Bình.
Thế nhưng nếu so với Tào Tháo thì số tướng tài của Lưu Bị chỉ có thể xem là lác đác vài người. Với một sự chênh lệch rõ ràng như vậy, vì sao Tào Tháo vẫn phải đem lòng ngưỡng mộ Lưu Bị?
Theo quan điểm của Qulishi, trong "Tam Quốc diễn nghĩa" nói riêng, lý do khiến Tào Tháo ngưỡng mộ Lưu Bị là bởi Lưu Huyền Đức dù sở hữu ít tướng tài, nhưng đó đều là những nhân vật sức địch vạn người, hơn nữa hầu hết họ đều sẵn sàng bán mạng vì quân chủ.
Những nhân vật "sức địch muôn người" dưới trướng Lưu Bị: Từng nhiều lần khiến quân Tào khiếp đảm
Qulishi cho rằng, không khó để nhận thấy số lượng mãnh tướng của Tào Tháo mặc dù nhiều, nhưng xét về thực lực cá nhân thì không mấy ai trong số họ có thể vượt mặt "Ngũ hổ thượng tướng" dưới tay Lưu Bị.
Minh chứng là trong diễn nghĩa, chỉ một mình Quan Vũ năm xưa đã có thể chém Nhan Lương, giết Văn Xú mà uy chấn Hoa Hạ.
Sau chiến tích ấy, anh hùng trong thiên hạ nghe tới tiếng tăm của Quan Vân Trường đều không khỏi khiếp đảm.
Sau này, những viên tướng có tiếng khác của Tào Tháo như Vu Cấm, Bàng Đức cũng đều lần lượt trở thành bại tướng dưới tay Quan Vũ.
Tương tự như vậy, năm xưa khi ở cầu Trường Bản, chỉ một tiếng gầm của Trương Phi đã khiến cho chúng tướng của Tào Tháo đều không khỏi lùi bước, không có lấy một người dám xông lên.
Thậm chí năm xưa quân Tào dù người đông thế mạnh, thế nhưng vẫn không thể dùng vòng vây trùng trùng mà đánh ngã một Triệu Vân khi ấy còn đang ôm theo A Đẩu.
Từ đó có thể thấy được rằng, chiến tướng của Tào Tháo dù có nhiều hơn về mặt số lượng nhưng vẫn không có nhiều người có thể so sánh với các nhân vật sức địch muôn người dưới tay Lưu Bị.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tác giả của "Tam Quốc diễn nghĩa" là La Quán Trung có phần ưu ái hơn cho tập đoàn chính trịThục Hán, cũng vì vậy thế lực của Lưu Bị được miêu tả trong cuốn tiểu thuyết này ít nhiều sẽ nổi bật hơn.
Và nếu nhìn lại thực tế lịch sử thì có lẽ quan điểm Tào Tháo cả đời ngưỡng mộ Lưu Bị cũng chỉ là cảm nhận của một số độc giả chịu ảnh hưởng từ "Tam Quốc diễn nghĩa" mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ