Ngay từ nhỏ đã được mệnh danh là người thông minh nhất Tam Quốc, là người thừa kế trong lòng Tào Tháo, nhưng lại không thoát khỏi bàn tay của vận mệnh: Đó là ai?
Thần y Hoa Đà: Có công chữa bệnh cho Tào Tháo nhưng lại chết dưới tay người này, vì sao? / So sánh gốc gác Lưu Bị và Tào Tháo, ai hơn ai?
Thời kì Tam Quốc, anh hùng hào kiệt "mọc lên nhanh như nấm".
Nhưng bất kể là luận văn hay võ, địa vị hay thành công, có lẽ Tào Tháo hoàn toàn có thể được xưng Vương giữa một dàn quần hùng tài năng.
Một điều đáng khen nữa là không chỉ có năng lực cá nhân xuất chúng, mà ngay cả trên phương diện giáo dục gia đình, ông cũng cho ra được thành tựu rất đáng khen.
Con trai con gái, ai nấy cũng đều là hào kiệt.
Con thứ Tào Phi kế thừa quốc nghiệp, đích thân kết thúc giang sơn hơn 400 năm của vương triều đại Hán, lịch sử Trung Quốc gọi là Ngụy Văn Đế.
Người con thứ ba, Tào Chương, dũng võ hơn người, luôn nuôi ý chí trở thành một anh hùng như Hoắc Khứ Bệnh, bản thân ông cũng đã vô số lần dẫn binh đánh bại quân Ô Hoàn phía biên cương, là một trong những vị tướng anh tài nhất trong số các con cháu nhà họ Tào.
Người con thứ tư, Tào Thực văn chương linh hoạt, xuất khẩu thành thơ, tài hoa cái thế, lẫy lừng một thời.
Theo lý mà nói, người con nào cũng xuất chúng như vậy, ai cũng có thành tựu trong lĩnh vực của riêng mình, thiết nghĩ Tào Tháo hẳn rất đau đầu trong việc tìm ra người kế nhiệm cho mình, phải không?
Thực ra, trong lòng Tào Tháo sớm đã có được người thừa kế cho riêng mình.
Đó chính là cậu con trai nhỏ, Tào Xung.
Công nguyên năm 197, Tào Tháo tham lam yêu mến chị dâu của bại tướng Trương Tú, khiến Trương Tú vô cùng tức giận.
Trong trận Uyển Thành, Tào Tháo không kịp trở tay, trúng kế mai phục của Trương Tú, binh tổn tướng chết.
Trong trận chiến đó, con trai cả Tào Ngang và cháu trai Tào An vì hộ tống Tào Tháo chạy thoát an toàn mà đã hi sinh tính mạng mình.
Lúc từ biệt, Tào Ngang còn nhường cả ngựa cho cha mình, bản thân quay lại chiến đấu để rồi bỏ mạng.
Ngoài con trai và cháu trai, Tào Tháo còn mất đi dũng tướng mà mình luôn yêu mến, Điển Vi.
Người đời luôn cho rằng Tào Phi là con trai cả của Tào Tháo, nhưng không phải, Tào Ngang, người sớm bước ra khỏi vũ đài lịch sử mới là con trai cả của Tào Mạnh Đức.
Khi đó, trong lòng Tào Tháo, Tào Ngang chính là lựa chọn phù hợp nhất cho vị trí thừa kế, nhưng người tính lại không bằng trời tính, Tào Ngang dùng cả tính mạng của mình để khiến cha nhận ra được cái giá phải trả cho sự háo sắc và tham lam của mình.
Tào Ngang ra đi, Tào Tháo cần phải tìm cho mình một người thừa kế khác.
Lúc này, ông hoàn toàn vẫn chưa lựa chọn ai giữa Tào Phi, Tào Thực hay những người khác, mà lại nhắm vào cậu con trai vừa mới ra đời của mình, Tào Xung.
Công nguyên năm 197, Tào Ngang không may qua đời, Tào Xung vừa tròn 1 tuổi.
Thông minh hơn người
Tào Xung, tự là Thương Thư, là con của Tào Tháo và tiểu thiếp Hoàn phu nhân.
Giống như người anh cả Tào Ngang, cả hai đều không phải con của chính thất, Biện phu nhân.
May mắn là Biện phu nhân lại là người có tấm lòng của một mẫu nhi, không chỉ đối xử với mẹ của Tào Ngang như chị em ruột, mà còn coi Tào Xung như chính con đẻ của mình.
Trong tình yêu thương, Tào Xung cứ như vậy vui vẻ trưởng thành.
Ngay từ khi còn nhỏ, Tào Xung đã rất giỏi quan sát, thậm chí còn vô cùng thông minh.
Dù mới chỉ 5,6 tuổi, nhưng lại cho thấy được trí thông minh và năng lực phán đoán như một người trưởng thành, khiến mọi người đều thán phục.
So với mấy vị huynh trưởng còn lại, Tào Thực tuy có nổi tiếng, nhưng phần lớn là bởi tài văn thơ của mình, chứ không cho thấy cái sự lém lỉnh, thiên tài như Tào Xung.
Còn Tào Phi, một người được ví là "đại khí vẫn thành" (thành công muộn), thì càng không cần so sánh.
Một hôm, Tôn Quyền, quân chủ vùng Giang Đông sai người đem lễ vật tới tặng Tào Tháo.
Mọi người đều cho rằng đó có lẽ là bảo vật quý hiếm vùng Giang Nam nào đó, nào ngờ, món quà đó lại là một con voi.
Cần phải biết rằng, Tào Ngụy cát cứ phương Bắc, đối với loài động vật ở đới nóng như voi, họ hầu như chỉ được nghe chứ chưa được nhìn tận mắt.
Tận mắt trông thấy loài vật to lớn này, Tào Tháo bỗng nhiên nảy ra ý nghĩ:
"Các vị ái khanh, một loài vật to lớn như này, nếu ta muốn biết nó nặng bao nhiêu thì nên làm thế nào?"
Khi câu hỏi được đặt ra, văn thần tướng võ bên cạnh Tào Tháo khi đó ai cũng im lặng không đưa ra được ý kiến.
Ngày thường đưa ra quyết sách, kế hoạch, giết Lã Bố, bình Viên Thiệu, thế nào cũng nghĩ ra được.
Nhưng đến lúc như thế này thì lại chẳng ai nghĩ ra được diệu kế gì.
Cũng chính lúc này, Tào Xung cười haha một tiếng rồi nói:
"Thưa cha, con trai có một kế. Trước tiên, đưa con voi lên thuyền, vì voi nặng nên chiếc thuyền ắt sẽ hơi chìm xuống một chút, sau đó ta đánh dấu mực nước dâng trên thân thuyền, tiếp theo cho đá lên thuyền sao cho mực nước dâng lên bằng với vạch khi nãy đã đánh dấu, lúc này đem số đá đó đi cân là sẽ ra được trọng lượng của con voi."
Tào Tháo nghe xong vô cùng vui mừng, liền kêu lính làm theo.
Tận mắt chứng kiến một cậu bé chưa tới 10 tuổi thông minh như vậy, mọi người xung quanh ai cũng trầm trồ.
Nói một cách công bằng, dù có tư chất bình thường, nhưng nếu chuyên tâm học hành, nỗ lực rèn luyện, cũng hoàn toàn có thể trở thành điểm sáng ở một lĩnh vực nhất định nào đó.
Nhưng sự linh hoạt ứng biến, lanh lợi nhanh trí của một cậu bé chưa tới 10 tuổi như Tào Xung, chỉ đơn thuần dựa vào nỗ lực sẽ không thể có được, đó là tài năng bẩm sinh, là "bát cơm" mà tổ tiên ban cho cậu bé.
Không thể không nói, con mắt của Tào Tháo là vô cùng tinh tường, bởi lẽ ông nhìn ra được cái bản năng bẩm sinh mà những người con khác của mình không có.
Nhưng nếu muốn trở thành một người thừa kế hợp cách, chỉ dựa vào thông minh thôi thì chưa đủ, còn phải xem tấm lòng và nhân cách, Tào Xung liệu có đáp ứng được hai yếu tố này?
Tất nhiên là có, câu chuyện tiếp theo sẽ chứng minh điều này.
Khoan dung nhân từ quả quyết
Giai đoạn thiếu niên của Tào Xung là thời kì đỉnh cao trong công cuộc mở rộng lãnh thổ của nhà Ngụy.
Vì vậy, trong nội bộ quân đội nhà Ngụy chức vụ không những nhiều mà hình phạt cũng vô cùng nghiêm khắc.
Chỉ không cẩn thận chút thôi thì những quan chức phụ trách rất dễ rước họa vào thân.
Có một lần, kho lương bị chuột phá, yên ngựa của Tào Tháo cũng bị chuột gặm.
Lúc này, quan trông kho lương sợ hãi tới hồn bay phách tán, ông sợ mình sẽ phải chết nên lấy tiến làm lui, tự trói tay tới nhận tội trước.
Như dù có như vậy thì cũng không ai có thể đảm bảo rằng ông sẽ tai qua nạn khỏi cả.
Chính lúc đang lo lắng tột cùng như vậy, Tào Xung xuất hiện, nói với người trông kho:
"Đừng vội, cứ đợi 3 ngày nữa rồi hãy đi tự thú."
Người quản kho nghe lời Tào Xung, nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Nhưng rồi ông lại nghĩ: Dù thần có đi tự thú thì ngài có cách gì để đảm bảo rằng thần nhất định sẽ không sao?
Lúc này, ông chỉ thấy Tào Xung lấy dao nhỏ ra, rạch rạch đâm đâm cái áo của mình, trông giống như vừa bị chuột gặm.
Sau đó, Tào Xung giả vờ không vui, cau có mặt mày, miệng liên tục lẩm bẩm không hài lòng.
Rất nhanh sau đó, Tào Tháo phát hiện ra con trai không vui.
Khi Tào Tháo hỏi chuyện gì xảy ra, Tào Xung liền đáp:
"Thưa cha, theo phong tục dân gian của chúng ta thì chỉ cần bị chuột cắn rách áo, chủ nhân của chiếc áo sẽ không may mắn, giờ áo của con bị cắn nên con đang rất không vui."
Tào Tháo nghe xong, cười ha hả:
"Đó chỉ là lời đồn thổi, con không cần phải khổ não như thế."
3 ngày sau, theo lời của Tào Xung, người quản kho chủ động đi thỉnh tội, ai ngờ Tào Tháo lại cười nói:
"Áo con trai ta mặc trên người còn bị chuột cắn nữa là chiếc yên ngựa treo ở trên giá."
Cứ như vậy, người quản kho bình an vô sự.
Những người được Tào Xung giúp đỡ không chỉ có mình quản kho mà con có rất nhiều người khác.
Cái gọi là đạo minh quân, há chẳng phải là biết phân biệt rõ thị phi, khoan hồng độ lượng ư?
Một cậu bé chỉ chưa tới 10 tuổi như Tào Xung còn hiểu được điều này và dùng sự nhân nghĩa của mình để cảm hóa người khác.
Cũng chính vì vậy mà Tào Tháo đã rất nhiều lần công khai khen ngợi Tào Xung.
Người thông minh vừa nhìn là biết Tào Tháo đang ngầm bố cáo người thừa kế với các quan trong triều.
Nhưng lần này, Tào Tháo tính sai rồi.
Tạo hóa trêu ngươi
Công nguyên năm 208, Lưu Bị năm lần bảy lượt tới mời Gia Cát Lượng xuống núi giúp mình.
Cũng chính vào năm đó, Tào Xung khi đó 13 tuổi mắc phải bệnh nặng.
Tất cả các đại phu trong triều đều bó tay, Tào Tháo tuyệt vọng tới nỗi phải cầu xin, mong ngóng vào ông Trời.
Dù đã cố hết sức, nhưng cũng không thể cứu được cậu bé 13 tuổi bạc mệnh.
Mắt nhìn cha đau khổ tột cùng, Tào Phi đến an ủi.
Táo Tháo nói:
"Thương Thư mất là nỗi bất hạnh của ta, nhưng với các ngươi, lại là một chuyện đại hỉ."
Tào Phi nghe xong, nhất thời im lặng không nói gì.
Bởi lẽ Tào Phi biết, mình trước giờ chưa bao giờ là người con mà cha mình yêu thương nhất.
Vì huynh trưởng Tào Ngang và người em Tào Xung qua đời, nên bản thân mới bỗng nhiên có được cơ hội trở thành người kế thừa.
Sau khi Tào Xung qua đời, Tào Tháo đã cố ý gia lệnh giết người bạn tốt của con trai là Châu Bất Nghi.
Châu Bất Nghi cũng là một thần đồng như Tào Xung, lại có quan hệ vô cùng thân thiết với Tào Xung. Tào Tháo cho rằng, tài năng của Châu Bất Nghi cũng giống như Tào Xung, không phải là đối tượng mà Tào Phi sau này kiểm soát được.
Nhưng cho dù là vậy thì cái danh người thừa kế của Tào Phi cũng vẫn chưa thể an toàn, bởi lẽ người em trai thứ 4 Tào Thực cũng là một người tài giỏi.
Mãi cho tới nhiều năm sau này, Tào Phi nhờ sự giúp đỡ của Tư Mã Ý, Giả Hủ... mà dần dần thắng được sự tín nhiệm của cha mình.
Công nguyên năm 220, Tào Phi xưng đế. Trước mặt quan văn võ quần thần trong triều, Tào Phi cảm thán:
"Nếu huynh trưởng không ra đi, bảo tọa này vốn dĩ đã thuộc về huynh ấy. Nếu đệ đệ Thương Thư không mất vì bệnh, ngôi vị hoàng đế này cũng chưa tới lượt ta."
Tự cổ chí kim, người chiến thắng cuối cùng trong các cuộc đấu tranh quyền lực thường không phải là người thông minh hay dũng mãnh nhất.
Cũng giống như cái gọi là "3 phần do trời, 7 phần nhờ nỗ lực", chúng ta có thể thông qua sự nỗ lực hết mình để làm tốt nhất 7 phần kia, nhưng 3 phần phía trước lại không phải là thứ mà chúng ta có thể kiểm soát.
Cũng giống như cái chết của Tào Ngang hay Tào Xung, nhân mưu có cao tới đâu, cũng không thắng lại được số Trời.
Đằng sau cái ghế hoàng đế của chính quyền đại Ngụy, vừa là sự tranh giành về quyền lực thâm sâu, lại vừa là sự đố kị của ông Trời với tài năng của bậc anh tài...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào