Đức: Phát hiện hóa thạch 3 triệu năm tuổi vẫn còn nguyên lông đỏ
Tìm thấy hóa thạch hà mã cổ đại được mệnh danh "máy hút bụi" / Phát hiện hóa thạch hột đào 2,5 triệu năm ở Trung Quốc
Hóa thạch chuột 3 triệu năm tuổi vẫn còn nguyên vẹn.
Theo CNN, các nhà nghiên cứu mới đây đã tìm thấy hóa thạch còn nguyên vẹn của loài chuột ngày nay đã tuyệt chủng, hay còn được gọi là “chuột phi thường”.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện sắc tố đỏ trong bộ lông của hóa thạch sinh vật cổ xưa, theo nghiên cứu mới công bố hôm 21/5.
Màu sắc là cách để các nhà khoa học nhận thấy sinh vật đã biến đổi để sinh tồn ra sao và màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa.
“Điều khiến chúng tôi kinh ngạc là xác chuột còn nguyên vẹn, từ bộ xương cho đến lớp da bên ngoài. Phần đầu, chân, đuôi được nhìn thấy rất rõ ràng”, Uwe Bergmann, đồng tác giả nghiên cứu nói.
“Ảnh chụp X-quang cho thấy không chỉ cấu trúc xương của vật còn nguyên vẹn, mà còn thành phần sinh hóa vẫn còn được bảo toàn. Đây thực sự là điều bất ngờ”.
Theo nhóm nghiên cứu, việc phát hiện hóa thạch sinh vật có lông màu đỏ là điều không hề dễ dàng. Sắc tố màu sáng có xu hướng phai nhạt đi theo thời gian và không dễ dàng để tìm lại màu gốc.
“Vấn đề không chỉ là việc con chuột này có sắc tố đỏ, mà là còn cả việc chúng tôi xác định ra màu đỏ ở một hóa thạch 3 triệu năm tuổi”, Bergmann nói.
Nhóm nghiên cứu kỳ vọng phát hiện mới sẽ giúp làm sáng tỏ hơn quá trình tiến hóa của các loài vật và những bí ẩn xung quanh. Nó cũng có thể hé lộ cách khí hậu biến đổi qua hàng triệu năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?