Đứng đầu cõi Phật, tại sao Phật Tổ Như Lai lại có tóc, khác hẳn các đệ tử cạo trọc đầu?
Trong 'Tây Du Ký' thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh, vậy Tây Trúc nằm ở đâu? / Pháp bảo của yêu quái 'háo sắc' nhất Tây Du Ký mạnh cỡ nào mà 'chấp' 10 Tôn Ngộ Không cũng không đánh nổi?
Nếu từng xem Tây Du Ký, bạn có phát hiện ra một điều: các nhà sư đều cạo trọc đầu với "6 căn thanh tịnh", tại sao Như Lai Phật Tổ lại có mái tóc xoăn tự nhiên, từng búp như chùm nho trên đầu?
Như chúng ta đều biết những người tu hành trong đạo Phật đều cạo sạch tóc trên đầu, cạo sạch 3.000 sợi phiền não. Tại sao người xuất gia lại phải cạo đầu?
Để biết câu trả lời, chúng ta quay trở lại thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên và xem những ghi chép trong kinh điển Phật giáo Ấn Độ. Vào thời điểm đó, có một bộ lạc Sakya ở ngã 3 của Ấn Độ và Nepal. Thái tử Sakya là Siddhartha Gautama (Phật sống) đã rời bỏ bộ tộc và bắt đầu hành trình tu tập cô độc. Trong cuộc hành trình, Đức Phật mất 7 năm để giác ngộ. Sau đó, Siddhartha Gautama bắt đầu truyền bá giáo lý khắp quê hương và thu nhận đệ tử.
Siddhartha tin rằng thế giới này không có thật, là hư ảo. Con người sống trong hư ảo rất đau khổ, cách duy nhất để thoát ra là không ngừng tu tập, thoát khỏi mọi dục vọng và phiền não, cuối cùng sẽ thành Phật, đi đến hạnh phúc vĩnh cửu. Và tóc là hiện thân của phiền não con người, điều kiện đầu tiên để gia nhập đạo Phật là phải "cắt đứt phiền não", tức là phải cạo đầu.
Tóc có 3 ý nghĩa đối với Phật tử. Trước hết, đó là hiện thân của những khuynh hướng sai lầm và rắc rối trong tâm thức mà con người đã nuôi dưỡng trên đời. Cắt tóc có nghĩa là bạn sẽ được cách ly khỏi những rắc rối và xu hướng sai lầm, và từ nay bạn sẽ có thể thực hành mà không bị vướng bận.
Thứ hai, một số kinh Phật cho rằng tóc tượng trưng cho sự khinh thường và kiêu ngạo của con người, chỉ có từ bỏ những tâm này thì chúng ta mới có thể tu tập tốt hơn.
Cuối cùng, Ấn Độ khi ấy có rất nhiều tôn giáo và người theo đạo Phật đã thống nhất việc cạo đầu để phân biệt họ với những tín đồ khác. Từ đó trở đi, chỉ cần thấy ai trọc đầu thì sẽ được xếp vào hàng Phật tử.
Trên đây là ý nghĩa của việc cạo đầu xuất gia. Vậy tại sao Phật Tổ Như Lai và nhiều đại Phật khác lại có tóc? Trên thực tế, đó không phải là là mái tóc bình thường mà là "nhục kế" (tóc bằng thịt). Theo miêu tả trong kinh Đại Bát Nhã, nó còn được gọi là Nhục Kế Tướng. Trong quá trình tu luyện, xương đỉnh nhô ra tự nhiên tạo thành "kế" (búi tóc).
Nhục kế của Đức Phật có được là do không ngừng tu tập. Theo kinh Phật, Đức Phật có ít nhất 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Là một tu sĩ bình thường sẽ không thể có được nhục kế như ngài.
Các vị Phật khác nhau thì Nhục Kế Tướng trên đầu cũng khác nhau. Điều này được quyết định tùy thuộc vào hình dáng xương đầu mỗi người và quá trình tu luyện khác nhau. Nhưng hình dáng nhục kế của các Phật về cơ bản không khác nhau nhiều, vẫn từ xương đỉnh đầu mọc lên tự hình thành búi tóc.
Theo truyền thuyết, chỉ những đại Phật mới có thể mọc nhục kế, là biểu hiện của đức cao vọng trọng và tu vi cao thâm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật đáng sợ sau khi voi già chết: Nếu con người chạm vào sẽ gây ra cảnh tượng kinh hoàng?
Chuyện sốc giới khoa học: Hồi sinh loài chim đã tuyệt chủng từ 3 thế kỷ trước! Giải mã phương pháp bí ẩn đằng sau!
Sau khi Lưu Bị qua đời, tại sao Gia Cát Lượng bắc phạt đều thất bại? Nghe câu nói của Khương Duy trước khi qua đời là biết ngay
Bác sĩ kiệt xuất của Việt Nam: Dùng ngô, sắn tạo ra kháng sinh penicillin, tên được đặt cho nhiều con đường
Chân dung nữ Anh hùng lái máy xúc duy nhất ở Việt Nam, là con nuôi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Nữ tình báo đầu tiên trong lực lượng công an: Đích thân Bác Hồ đào tạo, là nữ đoàn viên đầu tiên của Việt Nam