Khám phá

Dũng tướng Lam Sơn “không tên” trong chính sử

Trong các bộ sử chính thống, nhân vật Nguyễn Tuấn Thiện không được nhắc đến nhiều, nhưng sử nhà Minh lại ghi nhận ông như một dũng tướng của nghĩa quân Lam Sơn.

Nỗi oan "ăn của đút" của vị quan thanh liêm / Đâu là ngôi chùa dành cho “quý tộc” ở Việt Nam?

Thủ lĩnh của đội quân Cốc Sơn

Nguyễn Tuấn Thiện hay Lê Thiện, người thôn Phúc Đậu, xã Phúc Dương, tổng An Ấp (nay là xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) sau dời sang làng Ninh Xá, xã Sơn Ninh. Ông sinh năm 1401, trong một gia đình nghèo, nhưng là người khoẻ mạnh, có tầm vóc cao lớn, giỏi võ nghệ và giàu lòng yêu nước, thương dân. Trước cảnh đất nước bị giặc Minh xâm lược, ông đã cùng một số bạn bè có cùng chí hướng, tập luyện võ nghệ, thành lập đội quân Cốc Sơn để bảo vệ xóm làng.

Khi Lê Lợi tiến quân vào Nghệ An, ông huy động nhân dân khắp vùng tham gia ủng hộ nghĩa quân. Nguyễn Tuấn Thiện cùng với Lê Lợi cắt tóc ăn thề dưới gốc cây thị ở xóm Nậy (xã Sơn Phúc). Gốc cây to, tán lá xum xuê. Thân cây bị rỗng ruột, người có thể chui qua lại qua lỗ hổng lớn ở gốc cây và có thể trèo chui ngược lên ngọn cây ở trong lòng cây thị.

Do tài năng và công lao đánh giặc, Nguyễn Tuấn Thiện được phong làm Đô tổng quản phó nguyên soái. Sau khi quân xâm lược nhà Minh được quét sạch ra khỏi đất nước, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Nguyễn Tuấn Thiện được liệt vào hàng khai quốc công thần và được phong làm Tĩnh nạn tuyên lực trung liệt minh nghĩa khai quốc công thần Đô tổng quản phó nguyên soái Trung lãng đại phu tá phụng thánh vệ Đại tướng quân, tước Đại trí tự. Ông được vua ban quốc tính họ Lê nên gọi là Lê Thiện. Khi xảy ra sự kiện nhà Hậu Lê nghi kị giết hại công thần, ông xin từ quan về quê ở Ninh Xá. Khi mất, ông được nhân dân địa phương lập đền thờ.

Tranh minh họa.

Sử nhà Minh ghi nhận là một dũng tướng

Tuy nhiên, đối với nhân vật Nguyễn Tuấn Thiện trong các bộ sử chính thống không thấy nhắc đến sự tích và công lao của ông, nhưng ở một số tài liệu khác lại nói đến ông tương đối nhiều.

Trong cuốn Việt Lam xuân thu (hay còn có tên là Việt Lam tiểu sử, dựng lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn) có nhiều đoạn nói về tướng Nguyễn Tuấn Thiện. Đặc biệt, trong bộ Hoàng Minh thực lục của nhà Minh có nhiều lần nói đến Lê Thiện như một dũng tướng của nghĩa quân Lam Sơn trong những trận đánh khoảng năm 1420 - 1427. Và trong cuốn Lam Sơn thực lục sự tích do Ban sử tỉnh Thanh Hoá sưu tầm và biên dịch, có ghi tên Lê Thiện (Nguyễn Tuấn Thiện) với quê quán và chức tước phù hợp với những điều ghi chép ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Với những tư liệu đó khẳng định Lê Thiện là một vị tướng tài của nghĩa quân Lam Sơn, tham gia cuộc khởi nghĩa vào năm 1424 và đã lập nhiều chiến công bào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm