Dụng ý của 15 lớp gạch dưới sàn của Tử Cấm Thành
Vì sao Tử Cấm Thành làm từ gỗ vẫn trụ vững dù trải qua hàng trăm trận hỏa hoạn? / Vì sao Tử Cấm Thành xây bằng gỗ nhưng suốt hơn 600 năm chưa từng bị mối mọt?
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là một địa danh vô cùng nổi tiếng tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đây là nơi sinh sống của hoàng đế cũng như các phi tần và quý tộc của các triều đại nhà Thanh và nhà Minh. Với tổng diện tích xây dựng là 150.000 mét vuông và hàng ngàn phòng, điện khác nhau, Tử Cấm Thành ẩn chứa vô số kho báu quý giá, và có hàng triệu di tích văn hóa.
Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của nhiều hoàng đế thời nhà Minh và nhà Thanh
Trong Tử Cấm Thành, sàn nhà đặt trên mặt đất cũng là một bảo vật khi những viên gạch được đặt trong cung được gọi với cái tên "gạch vàng".Chúng là loại gạch nung đặc biệt xuất xứ từ đất làng Lục Mộ ở tỉnh Tô Châu. Dù không phải làm bằng vàng nhưng cái tên này bắt nguồn từ quy trình sản xuất đặc biệt của nó nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thậm chí kỹ thuật tiên tiến ngày nay cũng khó có thể làm gạch đạt được chất lượng như trong Tử Cấm Thành.
Vào thế kỷ 20, một khu vực trên sân gạch Tử Cấm Thành ngoài điện Thái Hòa đã bị nứt vỡ, hư hỏng. Để trùng tu lại sàn gạch này, các chuyên gia đã đào bới sàn gạch lên để tìm cách tu sửa và nhân cơ hội nghiên cứu kỹ hơn kết cấu dưới lòng đất của cung điện. Tuy nhiên, bí ẩn dưới sàn gạch này đã khiến nhiều chuyên gia vô cùng kinh ngạc.
Bí mật được ẩn giấu dưới sàn gạch của cung điện
Được biết, trong quá trình đào sàn gạch, các chuyên gia liên tục phát hiện dưới sàn gạch bị vỡ ban đầu còn có tới 15 lớp gạch lát sàn bên dưới khác được xếp chồng lên nhau vô cùng tỉ mỉ. Điều này khiến nhiều người tò mò về nguyên nhân đằng sau bí mật này.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia đã lập tức hiểu ra ý đồ của người xưa. Họ cho rằng trên thực tế, nguyên nhân đằng sau việc này có liên quan trực tiếp đến vị hoàng đế của triều đại nhà Minh là Chu Đệ.
Do Tử Cấm Thành là nơi ở của vua, hoàng hậu và các hoàng thân quốc thích, cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng nên dù có lớp tường rào được xây cao cùng nhiều vệ binh canh gác nhưng hoàng đế Chu Đệ vẫn chưa thực sự yên tâm về an nguy của mình. Do đó, ông đã yêu cầu thợ lát 15 lớp gạch bên dưới nền cung điện để phòng trường hợp kẻ xấu đào hầm, tạo lối đi trong lòng đất để đột nhập vào cung gây hại cho hoàng đế.
Những viên gạch đóng vai trò bảo vệ hoàng đế tại Tử Cấm Thành
Cận cảnh chi tiết về viên "gạch vàng" của Tử Cấm Thành
Hơn nữa, 15 lớp gạch này không đơn giản là chỉ xếp chồng lên nhau từng viên mà nó còn được sắp xếp theo cấu trúc đặc biệt để không hàng nào giống nhau, giúp tăng cường đáng kể độ bền của mặt đất. Do đó, nếu thích khách muốn đột nhập để vào bằng địa đạo cũng rất khó để có thể tạo lối đi qua lớp sàn này.
Hiểu một cách đơn giản, việc 15 lớp gạch lát nền được chồng lên nhau dưới sàn Tử Cấm Thành không phải một ý đồ liên quan đến kiến trúc đặc biệt mà được xây dựng vì mục đích bảo vệ hoàng đế Minh triều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này