Dương Quá trong đời có hai người thầy xinh đẹp, Tiểu Long Nữ đã trở thành vợ anh, người còn lại có ảnh hưởng sâu sắc nhất nhưng anh không muốn thừa nhận
Hé lộ dòng chữ khiến Khang Hy nhất định không chịu quỳ xuống khi viếng mộ Khổng Tử / Cây vải 1.500 tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt: Cao 16m, bất ngờ kết trái trĩu cành sau 1 thập kỷ tịt quả
Trong tiểu thuyết "Thần điêu đại hiệp", trong một lần đánh nhau với anh em họ Võ, Dương Quá sử dụng Cáp mô công đả thương 2 anh em, bị Hoàng Dung phát giác. Do vậy, Quách Tĩnh phải đưa Dương Quá lên núi Chung Nam xin gia nhập phái Toàn Chân, mời Triệu Chí Kính làm sư phụ.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên Dương Quá rất ghét tính nhỏ nhen của Triệu Chí Kính, và Triệu Chí Kính chỉ truyền khẩu quyết chứ không dạy võ công cho Dương Quá. Vì vậy, trong cuộc tỉ thí cuối năm Dương Quá không biết cách thi triển võ công của phái Toàn Chân, và bất đắc dĩ dùng Cáp mô công làm bị thương một vài đệ tử lớn hơn. Dương Quá bỏ chạy sang Cổ Mộ và được Tiểu Long Nữ cứu giúp, bái nàng làm sư phụ (tuy vậy gọi là cô cô chứ không xưng sư đồ) và đã học được rất nhiều võ công.
Tạo hình của Dương Quá (Cổ Thiên Lạc) và Tiểu Long Nữ (Lý Nhược Đồng).
Mối tình sư đồ giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ bắt đầu từ đây. Mối tình này chịu sự kỳ thị, chèn ép của giang hồ vì nó đi ngược lại đạo nghĩa sư đồ truyền thống, nhưng Dương Quá không những một mực mặc kệ mà còn ngày càng yêu Tiểu Long Nữ hơn và quyết lấy nàng làm vợ dù ai có nói gì chăng nữa.
Còn về người thầy xinh đẹp thứ hai của Dương Quá, không ai khác chính là Hoàng Dung. Dương Quá vốn là con trai duy nhất của Dương Khang (Hoàn Nhan Khang) và Mục Niệm Từ, dòng dõi Dương Tái Hưng thời Nam Tống. Cha của Dương Quá vốn là kẻ đại gian đại ác, đã bán nước nhận giặc làm cha, giết chết 5 vị sư phụ của Quách Tĩnh và vì muốn giết Hoàng Dung nên trúng độc mà chết. Tên của Dương Quá là do Quách Tĩnh đặt, vì khi anh ra đời thì Dương Khang đã chết, với mong muốn khi lớn lên chàng trai này sẽ sửa lại các sai lầm của cha.
Ông Mỹ Linh đã thể hiện xuất sắc nhân vật Hoàng Dung trong bộ phim "Anh hùng xạ điêu" do TVB sản xuất năm 1982
Quách Tĩnh và vợ là Hoàng Dung đưa Dương Quá và hai người con trai của Võ Tam Thông ra đảo Đào Hoa sinh sống. Hoàng Dung được miêu tả là nữ nhân vật thông minh, kiến thức uyên bác. Hoàng Dung thừa hưởng sắc đẹp và trí thông minh của mẹ nhưng vì từ nhỏ sớm mồ côi nên tính cách hình thành giống hệt cha. "Trong Thần điêu đại hiệp", dù không thích Dương Quá và lo sợ Dương Quá sẽ giống như Dương Khang nhưng cô vẫn luôn mong muốn Dương Quá có thể trở thành người tốt, không rơi vào thảm cảnh vạn kiếp bất phục như Dương Khang.
Hoàng Dung không truyền thụ võ công cho Dương Quá mà chỉ dạy cậu ta sách Luận ngữ và các đạo đức, lễ nghĩa làm người. Có thể nói Hoàng Dung là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới Dương Quá. Khi Dương Quá còn nhỏ, cô vừa đóng vai trò là giáo viên vừa là mẹ, dạy anh đọc sách, lễ nghĩa, cũng giúp anh tránh đi theo con đường giống cha mình.
Nhưng tại sao Dương Quá luôn không chịu thừa nhận Hoàng Dung là "thầy", theo một số tình tiết trong nguyên tác, có thể suy ra hai nguyên nhân. Trước hết, mọi người trong giới võ lâm đều biết hắn yêu sư phụ của mình là Tiểu Long Nữ, cho nên trong lòng hắn, địa vị người thầy của Tiêu Long Nữ là không thể lay chuyển. Thứ hai, cha của Dương Quá là Dương Khang tuy không bị Hoàng Dung trực tiếp giết hại, nhưng lại vì muốn giết Hoàng Dung nên trúng độc mà chết. Có thể vì điều này, Dương Quá sẽ không nguyện ý thừa nhận Hoàng Dung là "thầy" của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
Sự thật ngỡ ngàng về cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam: Nặng đến 8 tấn, quý như kim cương, triệu năm không kiếm được!
Mất 7 năm gom được hơn 15 tấn gỗ mun, vị đại gia làm được bộ bàn ghế 'để đời' giá chục tỷ: Chiếc bàn là 4 tấn gỗ qúy
Chính điện bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam có nột thất dát vàng: 301 cột gỗ lim nguyên khối, ôm hai người mới hết