Hé lộ dòng chữ khiến Khang Hy nhất định không chịu quỳ xuống khi viếng mộ Khổng Tử
Càn Long một mực yêu cầu phi tần 70 tuổi này thị tẩm dù thái giám lo sợ bà đã lớn tuổi, đây là phi tần nào mà khiến vua Càn Long yêu thích tới vậy? / Tại sao vua thời Tống lại không mặc long bào với họa tiết rồng, biểu tượng quyền lực tối thượng của các hoàng đế xưa?
Trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử được ca ngợi là bậc thầy hiền triết, chính trị gia nổi tiếng với những tư tưởng và học thuyết có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ sau. Chính vì thế mà Hoàng đế Khang Hy cũng rất ái mộ và nể phục tài năng hiếm có của Khổng Tử.

Hơn nữa, ông biết rằng trong mắt của con dân người Hán, Khổng Tử là 1 bậc hiền triết có địa vị vô cùng cao. Vậy nên trong suốt nhiều năm ròng rã, dù bận đến mấy Hoàng đế Khang Hy cũng sẽ ghé thăm miếu và lăng mộ Khổng Tử để được lòng dân chúng.

Tuy nhiên, Hoàng đế Khang Hy đã gặp rắc rối khi đến viếng mộ Khổng Tử. Theo đó, khi nhìn thấy dòng chữ “Đại Thành, Văn Tuyên Thánh Vương” trên bia mộ Khổng Tử, Khang Hy cảm thấy không được thoải mái và có chút ái ngại. Bởi xét theo tước vị của Khang Hy, ông không thể quỳ lạy trước một người có chức danh thấp hơn mình. Và điều này được xem là điều tối kỵ trong nghi thức thời đó.

Trước sự khó xử của Hoàng đế Khang Hy, một vị đại thần thân cận đã khéo léo nhờ người che chữ "王" trong “Văn Tuyên Vương” bằng một tấm vải. Với cách thức này, quả nhiên Khang Hi đã lập tức quỳ lạy Khổng Tử.

Câu chuyện này không chỉ thể hiện sự tôn trọng văn hóa Nho giáo của Hoàng đế Khang Hy mà còn thể hiện sự khôn ngoan và lòng trung thành của các cận thần.Vị đại thần này với trí thông minh của mình đã giải quyết thành công một vấn đề có thể gây tranh cãi, giúp Hoàng đế Khang Hy hoàn thành thành công nghi lễ cúng bái.
Cảnh tượng này trước lăng mộ Hoàng đế Khang Hy và Khổng Tử cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc tôn trọng và hiểu biết văn hóa. Đồng thời, nó còn thể hiện tình bạn sâu sắc giữa một vị vua và các quan đại thần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Con trăn lớn nhất thế giới từng được phát hiện có kích thước bao nhiêu?
Tỉnh đặc biệt của Việt Nam 135 năm vẫn giữ nguyên tên, chưa từng tách, nhập tỉnh bao giờ
Vào ngày tang lễ của Bao Công, vì sao phải dùng 21 chiếc quan tài đưa ra khỏi 7 cổng thành? Bí mật phía sau khiến hậu thế phải ngạc nhiên
Thường ăn thịt và uống rượu mỗi ngày, tại sao người Tây Tạng hiếm khi mắc bệnh 'tam cao'?
Địa phương duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận

Trên tai chú chó có những cục màu vàng, người chủ lúc đầu tưởng đó là ráy tai, nhìn kỹ lại sợ toát mồ hôi hột