Khám phá

Dương Quý Phi được hoàng đế độc sủng 11 năm, tại sao lại không sinh được người con nào?

Dương Quý Phi khiến hoàng đế say mê suốt 11 năm độc sủng, yêu chiều hết mực nhưng lại chẳng thể sinh ra được một hoàng tử hay công chúa nào. Liệu đây là vấn đề của hoàng đế tuổi tác quá cao hay do chính nguyên nhân từ Dương Ngọc Hoàn.

Nếu Trương Phi thay thế Triệu Vân, liệu có đột kích phá được vòng vây tại trận Trường Bản? Tào Tháo tiết lộ kết quả / Không chỉ Chân Hoàn, có 2 phi tần nữa cũng chịu cảnh 'thế thân' thảm thương trong hậu cung của Ung Chính!

Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, về nhan sắc của bà, thi nhân nổi tiếng của triều Đường – Lý Bạch đã từng viết một bài thơ nổi tiếng mang tên “Thanh bình điệu – Kỳ nhất”: “Vân tưởng y thưởng hoa tưởng dung, xuân phong phất hạm lộ hoa nồng. Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến, hội hướng dao đài nguyệt hạ phùng”. Đại ý của bài thơ là nói về nhan sắc khuynh thành của Dương Quý Phi, nếu như không phải là tiên nữ trên núi Quần Ngọc thì chỉ có thể nhìn thấy ở dao đài cung điện của Vương Mẫu mà thôi.

Dương Quý Phi, Dương Ngọc Hoàn, triều đại nhà Đường, Đường Huyền Tông, lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa

Tranh minh họa

Đương nhiên, Dương Quý Phi cũng chẳng phải chỉ là một bình hoa di động, ngoài việc sở hữu nhan sắc khuynh thành, bà còn là một nhà âm nhạc, diễn viên múa của triều Đường, điệu múa “Nghê thường vũ y vũ” của bà nổi tiếng khắp thiên hạ. Một người thấu tình đạt lý, biết ca biết múa, tất cả đều nhờ có môi trường giáo dục ưu việt thuở nhỏ của bà. Dương Quý Phi xinh đẹp khí chất, lại có tài năng như vậy được Đường Huyền Tông độc sủng 11 năm, về lý mà nói thì đáng lẽ phải sinh con nối dõi cho hoàng thất nhưng tại sao trong suốt 11 năm mà Dương Quý Phi lại chẳng hề sinh được người con nào cho Đường Huyền Tông?

Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, người dân tộc Hán, sinh năm Khai Nguyên thứ 7 (năm 719), phụ thân của bà là Dương Huyền Diễm, là Tư hộ Thục Châu của triều Đường. 10 năm đầu tiên của cuộc đời, bà sống tại Thục Châu, sau này phụ thân qua đời, chú ba là Dương Huyền Kiêu từ Lạc Dương về tới Thục Châu để lo hậu sự cho anh trai, sau đó đón Dương Ngọc Hoàn tới Lạc Dương sinh sống.

Dương Quý Phi, Dương Ngọc Hoàn, triều đại nhà Đường, Đường Huyền Tông, lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa

Lạc Dương là thủ đô của triều Đường, là thành phố phồn hoa bậc nhất khi ấy, chú ba Dương Huyền Kiêu cũng là một quan viên trong triều, ông vô cùng cưng chiều cháu gái Dương Ngọc Hoàn, đối đãi như con gái ruột, cho nàng một môi trường giáo dục ưu việt, vì thế mới có một Dương Quý Phi hát hay múa đẹp, tinh thông âm luật sau này.

Cuộc đời của Dương Ngọc Hoàn không chỉ có một đời chồng là Đường Huyền Tông, người chồng đầu tiên của bà là con trai thứ 18 của Đường Huyền Tông – Thọ Vương Lý Mạo. Mẫu thân của Lý Mạo là Vũ Huệ Phi, Vũ Huệ Phi cũng từng là một trong số những phi tử được Đường Huyền Tông yêu thương nhất. Như vậy kể ra mối quan hệ cũng khá rắc rối. Đường Huyền Tông lại nạp vợ của con trai làm phi, ông làm như vậy không lẽ không sợ người trong thiên hạ chê cười sao? Thân là vua một nước, chỉ cần là thứ mà mình thích thì sẽ không có gì là không có được cả.

 

Dương Quý Phi, Dương Ngọc Hoàn, triều đại nhà Đường, Đường Huyền Tông, lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa

Dương Quý Phi và Lý Mạo kết nhân duyên với nhau là nhờ có Vũ Huệ Phi tác thành, nhưng cả hai kết hôn 5 năm trời vẫn không sinh được người con nào. Có lẽ cũng vì lý do này mà Đường Huyền Tông mới yên tâm lấy Dương Ngọc Hoàn. Vì nếu như Dương Ngọc Hoàn và Lý Mạo có con với nhau, vậy thì mẫu thân của mình lại kết hôn với ông nội của mình, mối quan hệ loạn luân như vậy, ai có thể chấp nhận được?

Năm Khai Nguyên thứ 8 (năm 740), Dương Ngọc Hoàn nhận lệnh xuất gia, cầu phúc cho Đậu Thái hậu. 5 năm sau Đường Huyền Tông ban con gái của Vỹ Chiêu Huấn cho Lý Mạo làm vợ, còn mình lại lấy Dương Ngọc Hoàn khi ấy đã 26 tuổi làm phi.

Sau khi thành hôn, cả hai chung sống với nhau vô cùng ngọt ngào, Đường Huyền Tông thậm chí có lúc còn lười biếng không muốn xử lý chính vụ chỉ để được ở cạnh Dương Quý Phi lâu hơn. Theo lý mà nói, cả hai tình cảm đậm sâu như vậy thì đáng lẽ phải có nhiều con cái mới đúng, thế nhưng vì sao trong suốt 11 năm độc sủng, Dương Quý Phi lại không hề sinh được người con nào? Rốt cuộc là vấn đề ở ai?

Dương Quý Phi, Dương Ngọc Hoàn, triều đại nhà Đường, Đường Huyền Tông, lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa

Đầu tiên là Đường Huyền Tông, theo ghi chép Đường Huyền Tông có tổng cộng 23 người con trai và 29 người con gái, có thể nói là rất nhiều con cái, khi ông lấy Dương Ngọc Hoàn thì đã hơn 50 tuổi, tuy vẫn chưa phải là quá già nhưng sức lực và thể lực cũng không còn như trước, muốn hồi xuân, có con lúc xế chiều là là điều không dễ dàng. Huống hồ ông đã có nhiều người con như vậy, Dương Quý Phi có thể sinh thêm con cho ông hay không cũng không còn quan trọng nữa.

 

Tiếp đến là Dương Ngọc Hoàn, trước đó cũng đã nhắc đến bà từng có cuộc hôn nhân dài 5 năm với Lý Mạo cũng không hề có con, thế nhưng sau này Lý Mạo lại có 5 người con trai và 2 người con gái với người vợ tiếp theo, điều này chứng minh Lý Mạo không có vấn đề gì về mặt sinh sản. Bà không hề sinh được con cho Lý Mạo, hay với Đường Huyền Tông, rất có thể là do vấn đề ở chính bản thân Dương Ngọc Hoàn.

Tương truyền, tuy Dương Quý Phi xinh đẹp như hoa nhưng lại bị hôi nách nặng. Để che đi mùi cơ thể của mình, Dương Quý Phi ngoài việc cực kỳ thích tắm ra thì còn thường xuyên sử dụng hương cơ hoàn để át đi mùi cơ thể. Thử nghĩ, phi tử được hoàng đế sủng ái nhất mà cơ thể lại có mùi khó chịu, nếu như để người khác biết được thì e là sẽ làm mất mặt hoàng gia, thậm chí là mất luôn cả ân sủng của hoàng đế.

Dương Quý Phi, Dương Ngọc Hoàn, triều đại nhà Đường, Đường Huyền Tông, lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa

Nhưng vấn đề là một trong những thành phần chính của hương cơ hoàn là Xạ Hương, Xạ Hương tuy thơm nhưng lại khiến phụ nữ không thể sinh sản, sử dụng trong thời gian dài thì hậu quả không thể tưởng tượng được. Điều này rất có khả năng là nguyên nhân khiến Dương Quý Phi không thể sinh con trong suốt thời gian dài độc sủng.

Thứ hai, chúng ta đều biết rằng triều Đường coi béo là đẹp, mà Dương Quý Phi lại nổi tiếng là “Mỹ nhân béo” nhưng cơ thể béo phì không phải là biểu hiện của sự khỏe mạnh, Dương Quý Phi rất có khả năng là một người mắc bệnh “đa nang”, những người mắc bệnh đa nang thường có cơ thể to béo và rối loạn nội tiết, kinh nguyệt không đều, rụng trứng bất thường. Với thể chất như vậy thì rất khó mang thai. Đương nhiên, đây cũng chỉ là phỏng đoán, còn nguyên nhân thực sự ra sao thì chúng ta cũng không thể nào biết được.

 

Dương Quý Phi, Dương Ngọc Hoàn, triều đại nhà Đường, Đường Huyền Tông, lịch sử Trung Quốc, lịch sử Trung Hoa

Dương Quý Phi tuy không sinh được con cái cho Đường Huyền Tông nhưng lại không hề ảnh hưởng tới việc Đường Huyền Tông sủng ái bà. Từ trong câu từ trong bài thơ của Đỗ Mục: “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu, vô nhân tri thị lệ chi lai” cũng có thể nhận ra, để có được nụ cười của Dương Quý Phi, Đường Huyền Tông đã không màng khó khăn mà hạ lệnh sai người tới miền Nam để mua về loại vải mà Dương Quý Phi thích nhất. Vì thế, Dương Quý Phi có sinh con được hay không không quan trọng, quan trọng là cho dù bà vô sinh thì Đường Huyền Tông vẫn say mê bà, sủng ái bà như xưa.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm