Đường Tăng vốn yếu đuối và thỉnh thoảng gây rắc rối, tại sao Đức Phật lại chọn ông làm người đi lấy kinh?
Thí sinh thi đại học nhiều nhất Việt Nam, 18 lần trốn gia đình đi thi vì lời hứa 'lạ' với bạn gái cũ / Loài động vật ăn thịt giao phối cho đến khi chết mới thôi! Tại sao lại lạ vậy?
Bất cứ ai đã đọc "Tây Du Ký" đều biết rằng Đường Tăng không thể đánh lại các yêu ma quỷ quái và cũng là một người thỉnh thoảng gây rắc rối. Nhưng tại sao Đức Phật Như Lai lại chọn ông làm người đi thỉnh kinh, gánh vác trọng trách quan trọng như vậy? Phải chăng Đường Tăng có những ưu điểm gì?
Hình minh họa.
Thật ra Như Lai không thấy Đường Tăng có ưu điểm nào xứng đáng với trách nhiệm nặng nề của người học Phật. Mà do Phật giáo đang đứng trước một cơn đại nạn nên Đường Tăng phải tự trải qua việc tu luyện khổ ải, đây chính là tuyệt nghệ mà Đức Phật đã bày ra trong việc đối phó với khủng hoảng và tôi luyện lòng dũng cảm phi thường của đệ tử.
Sự khủng hoảng của Phật giáo
Chúng ta không thể không đặt câu hỏi rằng Phật giáo đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hiện sinh nào? Điều này phải bắt đầu với Đường Tăng.
Kiếp trước của Đường Tăng nguyên là Kim Thiền Tử. Ông là đệ tử thứ hai của Phật Như Lai, trải qua tu hành nhiều năm, được sư phụ vô cùng yêu mến, có thể coi là một trong những nhân vật quan trọng trong Phật giáo. Nhưng một người như vậy đã gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi Phật giáo thành lập, có thể nói là vấn đề sống còn.
Hình minh họa.
Kim Thiền Tử đã làm điều gì vậy?
Trong "Tây Du Ký" hồi thứ 100 “Kính hồi Đông Thổ, Ngũ thánh thành chân” có đoạn bốn thầy trò Đường Tăng được Phật Như Lai thụ phong. Khi đó Phật Như Lai nói: “Đường Tăng, kiếp trước con nguyên là đồ đệ thứ hai của ta, tên gọi là Kim Thiền Tử. Bởi vì con không nghe giảng Pháp, khinh mạn lời giảng Đạo của ta, cho nên bị đọa chuyển sinh nơi Đông Thổ”.
Như Lai không vì Kim Thiền Tử là đồ đệ thứ hai của mình mà có thể thiên vị bỏ qua cho tội không nghe giảng Pháp và khinh thường Phật Pháp được, nên phải phạt Kim Thiền Tử luân hồi xuống hạ giới. Trước Phật Pháp, mỗi người đều bình đẳng, ai không kính trọng Phật Pháp thì kết quả đều như nhau. Các đệ tử của Phật giáo đều nhìn thấy sự bất kính và chống đối của Kim Thiền Tử đối với Như Lai. Họ tràn đầy kinh ngạc và nghi ngờ, trong lòng không khỏi thắc mắc tại sao Kim Thiền Tử lại thay đổi thái độ 180 độ đối với Phật giáo? Có hai lý do có thể xảy ra:
Hình minh họa.
Một là Kim Thiền Tử cùng Như Lai tu luyện nhiều năm như vậy. Ông ta cho rằng bản thân cũng tu luyện nhiều năm, cho rằng Như Lai chẳng hơn gì mình, nên ngạo mạn muốn ly khai khỏi môn phái của Như Lai và thành lập môn phái của riêng mình.
Khả năng thứ hai là Kim Thiền Tử, với tư cách là đệ tử thứ hai cũng là người thân cận nhất của Như Lai, và là người được sư phụ đích thân chỉ dạy để tu hành thành Phật. Vì vậy, Kim Thiền Tử cũng có thể nhìn thấy mọi thứ về việc tu hành bao gồm cả những điều tốt và xấu. Vì thấy có quá nhiều điều khổ đau của chúng sinh trong khi cho rằng nghe giảng Phật Pháp chỉ là lý thuyết, không có ứng dụng nên ông muốn chuyển thế để cứu giúp chúng sinh.
Hình minh họa.
Cuộc khủng hoảng này nguy hiểm như thế nào?
Nếu có đệ tử công khai khinh mạn lời giảng Đạo và giáo lý của Phật Pháp thì đó đã là chuyện lớn, huống hồ là đệ tử thứ hai - người mà Như Lai tin tưởng và yêu quý. Điều này sẽ khơi dậy bao nhiêu nghi ngờ trong các tín đồ, và bao nhiêu cuộc biểu tình tiếp theo sẽ được kích hoạt? Một khi lỗi của Kim Thiền Tử không được xử lý đúng đắn, sẽ không chỉ làm tổn hại uy tín của Như Lai, mà thậm chí có thể làm lung lay nền tảng của Phật giáo nói chung.
Nghệ thuật quản lý khủng hoảng của Đức Phật
Như Lai có thể nhìn thấy những nghi hoặc, sợ hãi, lo lắng của tất cả chúng sinh và các đệ tử của mình. Ngài lo lắng trước sự nghi hoặc của Kim Thiền Tử nhưng không hoảng sợ, mà đã đưa ra quyết định sách lược với đệ tử của mình. Như Lai đã tịch thu Pháp và sức mạnh thực sự của Kim Thiền Tử, đồng thời đày đệ tử xuống nhân gian để chịu đựng sự dày vò của luân hồi.
Hình minh họa.
Vì sao gọi là luân hồi dày vò? Trong "Tây Du Ký", Kim Thiền Tử sau khi bị phạt và đày xuống hạ giới phải trải qua 10 kiếp luân hồi cùng chịu 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn. Trong 9 kiếp nạn đầu, Kim Thiền Tử có đi lấy kinh qua sông Lưu Sa bị Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt, mỗi lần ăn thịt lại ném đầu lâu xuống sông nhưng đầu lâu không chìm, thấy là vật lạ nên Quyển Liêm xâu thành vòng cổ. Tổng cộng 9 kiếp của Kim Thiền đều bị Quyển Liêm ăn thịt không thể đi lấy kinh được.
Tạo hình của Đường Tăng trong phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986.
Hình phạt của Kim Thiền Tử phải nếm trải cảnh khổ trần gian suốt 10 kiếp cùng việc chịu 81 kiếp nạn chắc chắn nó đã có tác dụng như bài học làm gương đối với vô số đệ tử đang bị lung lay con đường tu tập, coi thường Phật Pháp. Người xưa có câu rằng "Muốn cởi chuông, phải tìm người buộc chuông", cuộc khủng hoảng của Phật giáo là do Kim Thiền Tử gây ra, và cũng phải do ông phải chịu phạt mới có cơ hội tu thành chính quả, được phong làm Chiên Đàn Công Đức Phật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Phát hiện bị "theo dõi", cá sấu tung cú nhảy bất ngờ đớp flycam
CLIP: Rắn hổ mang lao vào chuồng săn mèo rồi nhận cái kết 'muối mặt'
Mua được chiếc giường cổ khắc 55 con rồng xanh bằng gỗ quý hiếm, 14 năm sau vị đại gia bán 1,8 nghìn tỷ
Dàn nhân vật chính của Kim Dung nếu đổ bộ Hoa Sơn luân kiếm, cao thủ nào sẽ là người chiến thắng?
CLIP: Trâu rừng đực ‘đơn thương độc mã’ ác chiến với cả bầy sư tử và cái kết bất ngờ
CLIP: Báo đốm lao mình xuống sông ‘thủy chiến’ kịch liệt với cá sấu Caiman