Eloise Page - Quý bà miền Nam của CIA
Điệp viên Đức mang mật danh 438 đã qua mặt Stalin như thế nào? / Điệp viên Liên Xô cười ngạo nghễ khi bị hành quyết ở Phần Lan năm 1942
Ông James L. Pavitt, Phó giám đốc phụ trách các hoạt động của CIA, nhận xét: “Bà là quý bà miền Nam hoàn hảo mà vẻ ngoài cho phép bà phục vụ đất nước trong thế giới điệp viên không phải lúc nào cũng đẹp đẽ”.
Có lần, các quan chức CIA giao cho bà nhiệm vụ quản lý bộ phận mới về công nghệ tên là Chi nhánh Hoạt động Khoa học (SOB). Bà từ chối và nói: “Tôi sẽ bị nguyền rủa nếu tôi làm quản lý SOB”. CIA đã đổi tên đơn vị và bà Page đã phá thêm một rào cản nữa về giới ở CIA.
Sau này, bà nói với tờ Washington Times: “Tôi chưa bao giờ đề nghị thăng chức. Thật khó khăn khi tôi bị từ chối thăng chức vài lần… Nhưng tôi không đấu tranh để lên chức. Tôi lên chức vì tôi làm việc chăm chỉ”.
Trong thời gian làm việc, bà Page từng từ chối đề nghị làm trưởng văn phòng CIA tại đại sứ quán Mỹ ở hai quốc gia vì thấy rằng không có nhu cầu do thám ở nước đó và vị trí đó mang tính hình thức, không có thách thức hay mối đe dọa nào.
Năm 1978, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm người phụ trách một cơ sở của CIA ở Athens, Hy Lạp sau khi người tiền nhiệm bị ám sát. Nhiệm vụ tại Hy Lạp rất khó khăn và bà trở thành một trong những chuyên gia của CIA về khủng bố. Sau khi nghỉ hưu năm 1987, bà là cố vấn về vấn đề khủng bố cho Cơ quan Tình báo Quốc phòng và là giảng viên tại Đại học Quốc phòng.
Theo tờ Los Angeles Times, Eloise Page là người gốc Richmond, là thành viên một gia đình ở Virginia có nguồn gốc liên quan tới Đại tá John Page – sáng lập viên thành phố Williamsburg và là thành viên Hội đồng Thống đốc Hoàng gia Anh.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, bà Page là thư ký của Thiếu tướng Lục quân William E. Donovan, Giám đốc Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ (OSS) - tiền thân của CIA. Khi CIA được thành lập, bà chuyển vào làm cho CIA và từ đó tình báo đã trở thành công việc bà gắn bó cả đời.
Từ năm 1975 cho tới khi nghỉ hưu, bà Page là nữ quan chức cấp cao nhất tại CIA. Nhân kỷ niệm 50 ngày thành lập CIA năm 1997, bà Page là một trong 50 quan chức CIA được trao giải thưởng Trailblazer vì cống hiến trong công việc. Bà được coi là mô hình kiểu mẫu, là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một ủy ban cộng đồng tình báo lớn, là người ủng hộ sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề hoạt động.
Khi bà qua đời năm 2002, Giám đốc CIA George J. Tenet khi đó đã đánh giá bà là người tiên phong trong ngành tình báo, là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người ngay từ những ngày đầu tiên làm việc tại OSS.
Bà Page lúc nào cũng giữ giọng của người miền Nam, luôn có nụ cười tươi rói và luôn giữ bí mật cũng như thái độ chuẩn mực. Bà là người nhỏ nhắn, mắt sáng, miệng rộng và lúc nào cũng sẵn sàng nở nụ cười. Bà thích nói chuyện về miền Nam xưa cũ và thời bà lớn lên ở đây.
Trái với vẻ ngoài dịu dàng, trong công việc khi còn làm ở Bộ Quốc phòng, bà Page luôn cứng rắn, quyết tâm, có năng lực, làm việc hiệu quả. Các quan chức Bộ Quốc phòng đôi khi gọi bà là “bươm bướm sắt”. Bà có thể nói giọng nhẹ nhàng, ngọt ngào nhưng ngay lập tức có thể chuyển giọng sắc sảo, lạnh lùng khi khiển trách cấp dưới. Một đồng nghiệp CIA từng nói: “Bà là quý bà miền Nam hoàn hảo làm bằng thép”.
Một phần công việc của bà Page là chỉ đạo ủy ban tình báo – ủy ban tập trung vào những vấn đề tình báo quan trọng nhất mà Mỹ phải đối mặt trong lĩnh vực quốc phòng. Nhưng với người ngoài cộng đồng tình báo, không ai nghĩ bà Page lại là một đặc vụ.
Bà luôn đeo đôi găng tay trắng và mặc váy khi ra ngoài. Hiếm khi thấy bà mặc quần. Vào chủ nhật, bà làm giáo viên dạy học tại Giáo hội Anh giáo ở Georgetown. Tại đây, bà cũng phục vụ trong phòng áo lễ, chỉ đạo nhóm người sắp lễ và phụ trách hoa. Bà chịu trách nhiệm lên kế hoạch và trang trí các đám cưới. Như các nhiệm vụ khác, bà rất có trách nhiệm với những công việc trên tại nhà thờ.
Khi làm trưởng nhóm sắp lễ, bà Page là người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Các tấm vải trên ban thờ phải được là đi là lại cho đến khi không còn vết nhăn nào dù nhỏ nhất. Mục sư Stuart Kenworthy tại nhà thờ Christ cho biết ông thường khuyên các thành viên tham dự lễ cưới ở nhà thờ là tốt nhất nên để ý đến lời bà Page. Ông thỉnh thoảng nói với họ: “Bà ấy là điệp viên chuyên nghiệp đấy”.
Khi đi lễ nhà thờ, bà Page thường mang theo sách cầu nguyện mà nhiều thế hệ gia đình đã sử dụng. Bà cũng thường xuyên đọc sách thánh ca.
Ngoài mối quan tâm trong sự nghiệp tình báo và nhà thờ, những thú vui chính trong đời điệp viên Page là mấy con chó lông vàng mà bà thỉnh thoảng mang theo trong những chuyến công tác nước ngoài. Khi một trong số mấy con chó chết, mục sư Kenworthy đã cầu nguyện đặc biệt để cảm ơn chú chó đã mang đến niềm vui cho cuộc đời bà Page.
Bà Page tốt nghiệp tại Đại học Hollins ở Roanoke. Bà có bằng cử nhân và thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học George Washington Bà còn là tiến sĩ luật danh dự tại Đại học Quốc phòng.
Khi nghỉ hưu năm 1987, bà nhận Huân chương Tình báo xuất sắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách