Gặp cụ ông 90 tuổi, gần một thập kỷ đóng giả "vua đi cày": Tôi phải tập quên ăn, quên ngủ để có thần thái giống vua!
Choáng ngợp những nghi lễ cổ xưa lạ lùng trên thế giới / Chuyện ít biết về lễ tấn phong Thái tử cho Vĩnh Thụy
9 năm đóng giả "vua đi cày"
Theo lịch sử ghi lại, lễ Tịch điền đầu tiên được vua Lê Đại Hành tổ chức và đích thân vua xuống đồng cày ruộng vào đầu xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987). Lần đầu vua cùng bá quan văn võ cày ruộng tịch điền ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc.
Vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền, người dân Hà Nam thì gọi là ruộng vàng, ruộng bạc. Từ đó, hàng năm cứ vào đầu xuân các triều đại Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn nối tiếp nhau long trọng cử hành nghi lễ Tịch điền, đích thân vua xuống đồng cày ruộng với các hình thức khác nhau để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu...
Sau một thời gian bị mai một, lễ hội Tịch điền (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) được khôi phục lại vào ngày mùng 7 tháng giêng năm 2009.
Dáng đi của người đóng giả phải có nét uy nghi, khoan thai, có phong thái của một ông Vua. Ảnh Đinh Huy.
Tìm người phù hợp để đóng vai vua Lê Đại Hành làm lễ xuống ruộng đi cày 3 sá không phải là việc đơn giản. Theo quy định, người đó phải là người cao tuổi trong làng và là người có uy tín, đức độ, được mọi người kính trọng.
Đặc biệt, dáng đi phải có nét uy nghi, khoan thai, có phong thái của một ông vua. Và cũng từ đó, cụ Đinh Trọng Tế (92 tuổi, trú thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, Duy Tiên Hà Nam) đã 9 lần được vinh dự đóng giả vua đi cày.
Gặp cụ Tế vào một ngày giáp Tết, cụ khiến chúng tôi hoàn toàn bất ngờ vì đã ở quá tuổi thất thập cổ lai hy nhưng vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn, giọng nói cụ khoẻ khoắn, rõ ràng.
Nhớ về quãng thời gian đóng giả làm vua, cụ Tế cho biết: "Thời gian đầu phải tập luyện nhiều, những ngày Tết thường quên ăn, quên ngủ tập luyện các bước đi cày, soi gương tập biểu cảm trên khuôn mặt sao cho đúng thần thái vua. Và rồi sau khi cày xong, được mọi người vỗ tay khen ngợi, lúc đó tôi cảm thấy vui, tự hào lắm".
"Tôi chỉ là vua lúc làm lễ Tịch điền thôi"
"Tôi đóng giả vua đi cày được 9 năm rồi, bắt đầu từ năm 2009, đến năm 2013 tôi bị ốm bất ngờ không đi được. Đó là vào đêm 30 Tếtcúng Giao thừa xong tôi bị đầy hơi, các con phải thuê chuyến xe đưa lên bệnh viện để chữa trị. Khi ấy gia đình đã báo cho chính quyền thay thế người đi cày.
Sau khi được bác sĩ điều trị, tôi khỏi và được trưởng thôn bảo lên làm vua tiếp nhưng tôi nghĩ người khác lên tập rồi thì đi thôi, tôi cũng cần thời gian nghỉ ngơi", cụ Tế kể.
Dường như, người thay thế cụ Tế không qua khỏi cái bóng mà cụ để lại từ những năm trước. 1 năm sau đó, mọi người lại tín nhiệm cụ, để cụ đảm nhiệm đóng vai vua Lê Đại Hành. Đến năm 2019, cụ Tế tròn 90 tuổi, gia đình đã xin cho cụ ở nhà để chính quyền chọn người khác thay thế.
"Kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi là năm 2009, khi ấy đóng giả vua được Phó Chủ tịch nước về dự, làm lễ xong được mọi người vỗ tay hoan hô. Hay tôi nhớ có 1 năm do BTC đưa cày lỗ to quá, mới đi được 2 ba thước đã gãy mất đòn gánh. Hay có năm những contrâu được giải nhất nhưng người lạ dắt thì nó phá, rất khó cày", cụ Tế nhớ lại.
9 năm được giao trọng trách, cụ Tế luôn rất tự hào về bản thân, gia đình. "Khi được mọi người tin tưởng, tôi chỉ nghĩ hoàn thành nhiệm vụ, được mọi người vỗ tay hoan hô là quý rồi, chính quyền có bồi dưỡng tiền nhưng điều đó không quan trọng".
Cụ Tế luôn nhớ lời chúc của con cháu và luôn vui vẻ mỗi khi hoàn thành công việc được nhiều người đến chụp ảnh cùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách