Gia Cát Lượng bày "không thành kế", cho tàn binh ra trước cổng thành quét dọn, Tư Mã Ý không hề trúng kế nhưng tại sao vẫn phải rút quân?
Tìm thấy thứ này trong cung của Lưu Thiện, tướng Tào Ngụy vừa nhìn đã biết Gia Cát Lượng có sống cũng chẳng cứu nổi nước Thục / Đội quân của Tư Mã Ý xuất hiện 1 lão tướng, Gia Cát Lượng vừa nghe tin đã ngẩng mặt lên than trời: "Mệnh ta đến đây đã tận!"
Trong tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa", "Không thành kế" được Gia Cát Lượng sử dụng trong lần Bắc phạt thứ nhất.
Sau khi Mã Tốc để mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng chỉ còn có 2500 quân sĩ đóng ở huyện Tây Thành. Bỗng có thám mã phi về báo: "Tư Mã Ý mang mười lăm vạn đại quân đang kéo đến Tây Thành".
Lúc ấy, không có vị đại tướng nào ở bên Gia Cát Lượng, mà chỉ có một tốp quan văn. Nghe tin này, các quan đều tái mặt đi vô cùng lo sợ. Gia Cát Lượng bước lên mặt thành quan sát, quả nhiên xa xa bụi cuốn mịt mờ, quân Ngụy đang xông tới Tây Thành. Gia Cát Lượng lập tức truyền lệnh:
"Đem giấu hết cả cờ quạt đi, binh lính ai nấy đều vào giữ lấy chòi gác tuần tiễu của mình trên mặt thành, nếu có kẻ nào tự ý ra vào cổng thành hoặc nói lớn, sẽ bị giết. Mở rộng hết bốn cổng thành ra, ở mỗi cổng thành lấy hai chục người cải trang làm dân thường, quét ở cổng thành. Nếu quân Ngụy đến, không được nhốn nháo, ta khắc có mưu kế để đối phó".
Sau khi lệnh xong, ông thong dong tự tại ngồi gảy đàn trên thành.
Cha con Tư Mã Ý đuổi tới nơi bắt gặp cảnh này thì vô cùng bất ngờ, sau khi suy xét kỹ lưỡng, Tư Mã Ý quả nhiên đã quyết định rút quân.
Gia Cát Lượng bày "Không thành kế" ở Tây thành từ đó trở thành một giai thoại kinh điển, về sau được coi là một trong "Ba mươi sáu kế" của nhà binh, được ví là chiến thuật trong cảnh hiểm nguy vẫn giữ được tác phong điềm tĩnh, giả vờ để làm rối loạn tâm trí của địch từ đó không cần đánh mà vẫn giành chiến thắng.
Mặc dù "Không thành kế" là đề tài mà bất cứ ai nghiên cứu về lịch sử thời Tam quốc cũng quan tâm đến, nhưng những chi tiết đằng sau "không thành kế" cùng cuộc đấu trí tuệ giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng thì không nhiều người hiểu được.
Việc này thực ra không đến mức xuất thần nhập hóa, kỳ diệu như trong tiểu thuyết hay tác phẩm diễn nghĩa đã miêu tả, ngược lại "không thành kế" nói chặt chẽ thì đó là cuộc đối thoại trong tâm hồn giữa hai nhà quân sự hàng đầu bấy giờ.
Khi phát hiện ra tài năng của Tư Mã Ý, Tào Tháo cũng đã xây dựng cho mình một thế lực ổn định vững chắc ở phía Bắc, sự xuất hiện của Tư Mã Ý lại giống như phiếu đảm bảo dài hạn cho cơ nghiệp của Tào Tháo.
Có thể nói rằng ngay từ giây phút Tư Mã Ý biết đến Tào Tháo thì dù hai bên là mối quan hệ trên dưới, chủ thượng và thuộc hạ nhưng trên thực tế, đó lại là mối quan hệ cung cầu hai bên, Tào Tháo cần một vị quân sư chí lớn mưu lược như Tư Mã Ý giúp ông đề ra sách lược, sớm ngày thống nhất thiên hạ, mà Tư Mã Ý thì cần sự công nhận của Tào Tháo để củng cố vững chắc vị trí của mình trong hàng ngũ quan văn nhà Ngụy.
Cùng với đó, Tư Mã Ý không chỉ là một vị mưu sĩ tài năng hiếm có, mà sâu trong xương cốt ông cũng lộ ra dã tâm và tham vọng, những tham vọng này cũng cần đến sự trợ giúp của Tào Tháo để trở thành hiện thực.
Khoảng thời gian cai trị về sau, Tào Tháo vẫn luôn vừa tin tưởng vừa lo lắng về Tư Mã Ý. Một mặt, tài năng của Tư Mã Ý quả thực chính là thứ mà Tào Tháo cần để thực hiện lí tưởng của mình, mặt khác Tào Tháo cũng đã nhìn thấy được dã tâm của Tư Mã Ý đang lớn lên từng ngày.
Sau khi Tào Tháo qua đời, Tư Mã Ý chịu trách nhiệm lo liệu việc an táng, từ đó có thể thấy rằng mối quan hệ hợp tác giữa Tư Mã Ý và Tào Tháo cũng khá thuận hòa. Sau khi Ngụy Văn Đế Tào Phi kế vị, xét thấy Tư Mã Ý có nhiều công lao giúp mình lên ngôi nên lại càng thêm tin tưởng Tư Mã Ý.
Không lâu sau, Tào Phi quyết tâm thảo phạt nhà Ngô, giao cho Tư Mã Ý trấn thủ Hứa Đô, chỉ huy việc hậu cần và phòng ngự. Sau khi Tào Phi qua đời, Ngụy Minh Đế Tào Duệ không còn giữ thái độ nhiệt tình với Tư Mã Ý như thời của Tào Tháo và Tào Phi, thay vào đó, vị hoàng đế mới này lại ôm địch ý và sự nghi ngờ với Tư Mã Ý.
Địa vị của Tư Mã Ý trong triều khi ấy cũng gặp phải sự bài xích, công kích từ quan lại trong triều. Về sau, Tào Duệ đã dứt khoát cho Tư Mã Ý từ chức nghỉ ngơi dưỡng lão.
Công nguyên năm 228, tức là một năm sau khi Tào Phi qua đời, sau khi ổn định được phía Nam, Gia Cát Lượng và Triệu Vân chính thức bắt đầu Bắc phạt lần thứ nhất.
Ban đầu Thục quân khí thế ngút trời, tấn công mạnh mẽ. Nhưng đến trận Nhai Đình, quân chủ lực của Thục quân gặp phải đả kích chí mạng, lại thêm việc đánh mất vị trí chiến lược, khiến Gia Cát Lượng mất đi động lực tiếp tục Bắc phạt.
Mà người trong tình thế nguy hiểm cản được thế xâm lăng của quân Thục khi ấy chính là Tư Mã Ý. Tư Mã Ý tuy đã giành được chiến thắng lớn trọng trận Nhai Đình, nhưng bản thân ông hiểu rõ rằng chỉ một chiến thắng này cũng không đủ để thay đổi được địa vị của ông trong lòng Tào Duệ và bá quan văn võ nhà Ngụy. Chính vì thế, sau khi thắng trận Nhai Đình Tư Mã Ý dẫn quân đến Tây thành. Khi ấy, Gia Cát Lượng đang thu gom lương thảo ở Tây thành, trong tay chỉ có khoảng mấy nghìn tàn binh.
Mặc dù chênh lệch thực lực giữa hai bên rất lớn, nhưng Gia Cát Lượng vẫn bình tĩnh như không, hát khúc "Không thành kế". Tư Mã Ý dù lo lắng trong thành có quân mai phục, song Tư Mã Ý lại càng hiểu rõ rằng, nếu như lúc này ông phát động tấn công quyết tâm sống mái với Gia Cát Lượng, thì cho dù có bắt sống hay giết chết Gia Cát Lượng thì cũng sẽ không có lợi gì cho bản thân.
Nguyên nhân của việc này có thể nói là, bởi vì muốn đối phó với Gia Cát Lượng nên Tư Mã Ý mới được Tào Duệ cho ra làm quan, nếu nay Gia Cát Lượng bị tiêu diệt, Thục Hán mất đi trụ cột chống đỡ, đến khi ấy, thế cục cân bằng ba nước thời Tam quốc cũng bị sụp đổ, bản thân Tư Mã Ý khi ấy đã hết giá trị lợi dụng, tất sẽ trở thành "cái gai trong mắt, cái dằm trong thịt" của tất cả mọi người trong triều.
Gia Cát Lượng cùng Tư Mã Ý nhiều lần giao tranh được xem là điểm ấn tượng trong tác phẩm "Tam quốc diễn nghĩa", hai người vừa ngang sức ngang tài, thế lực tương đương nhau lại cùng là chủ soái cốt cán của hai nước, chỉ khác là hai người nhận được sự đối xử hoàn toàn khác nhau.
Tư Mã Ý ra trận khi nhà Ngụy lâm nguy, trước đó bởi vì Hoàng đế cùng quan lại trong triều luôn đề phòng không tin tưởng ông khiến quyền lực, địa vị của Tư Mã Ý ở Hứa Đô sa sút vô cùng, về sau còn bị Tào Duệ bãi nhiễm chức vị cho về quê dưỡng lão.
Ngược lại, phía Gia Cát Lượng lại không như thế. Là trụ cột, đầu não thống lĩnh tuyệt đối của Thục Hán, tầm ảnh hưởng của Gia Cát Lượng có thể xem như là vô tiền khoáng hậu, xưa nay chưa ai được như ông.
Chúng ta có thể coi cuộc hội ngộ của hai người ở Tây thành như một "vụ giao dịch" không lời, Gia Cát Lượng mở cổng thành để tàn binh ra quét dọn, ngoài việc để khiến Tư Mã Ý nghi ngờ, còn là để ngầm ám chỉ cho Tư Mã Ý rằng, một khi bản thân mình bị ông ta đánh bại thì chính bản thân Tư Mã Ý cũng mất hết giá trị, kết cục đợi ông ta chính là sự coi thường và sự thù địch của Tào Duệ.
Hai người Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý đều hiểu rõ lập trường của bản thân cho nên không cần phải nói rõ ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm