Nghe được chức quan của bạn thân ở phe Tào Ngụy, Gia Cát Lượng nói ra 5 từ, phơi bày nguyên nhân thật sự khiến Thục Hán diệt vong
Trước Gia Cát Lượng, Lưu Bị từng có trong tay 2 mưu sĩ xuất chúng ít ai biết đến / Tài năng vượt xa Gia Cát Lượng, nếu mưu sĩ này không chết, Tào Tháo không dám xưng vương (Phần 1)
Thời kỳ Tam Quốc, thế chân vạc Nguỵ - Thục - Ngô được lập nên. Thực tế trong ba nước, Thục Hán là quốc gia yếu nhất, nhưng nhờ vào ưu thế về mặt địa lý, Thục Hán vẫn kiên trì được không ít thời gian.
Thế nhưng vào năm 263, Thục Hán vốn đang phát triển bình thường đột nhiên lại diệt vong, khiến người ta vô cùng ngạc nhiên.
Tìm hiểu nguyên nhân diệt vong của Thục Hán, có người nói là bởi Lưu Thiện quá mức ngu dốt, gian thần lộng quyền, cũng có người nói do chiến lược của Khương Duy xảy ra vấn đề, không nên dùng sách lược "liễm binh tụ cốc" (thu quân tập hợp lương thảo). Trên thực tế, những quan điểm này đều có cái lý nhất định, nhưng suy cho cùng, nguyên nhân diệt vong thật sự của Thục Hán thật ra đã được định đoạt từ trước.
Khi Gia Cát Lượng còn sống, ông có nghe nói về chức quan của người bạn thân Từ Thứ tại phe Tào Ngụy. Khi đó Gia Cát Lượng đã nói ra 5 từ, chỉ ra nguyên nhân diệt vong thật sự của Thục Hán. 5 từ ấy là gì?
Vai trò của Gia Cát Lượng với Thục Hán
Gia Cát Lượng là nhân vật trụ cột của Thục Hán, nếu như không có sự tồn tại của Gia Cát Lượng, sau trận Di Lăng, Thục Hán sẽ phải theo hướng sụp đổ.
Khi ấy Lưu Bị dẫn đội quân tinh nhuệ của Thục Hán phạt Ngô, kết quả là thất bại thảm hại trong trận Di Lăng, Thục Hán mất đi quân tinh nhuệ, tổn thất một lượng lớn nhân tài, khiến trong nước xuất hiện rất nhiều người phản đối.
Khi ấy Lưu Bị vẫn còn tại thế, nhưng biên cương Thục Hán đã xuất hiện những cuộc nổi loạn với quy mô khác nhau, nguyên nhân sâu xa chính là lòng người trong nội bộ Thục Hán bất ổn, mọi người vốn đã không tin phục thế lực ngoại lai của Lưu Bị, lúc này Lưu Bị thất bại thảm hại, tổn hao binh tướng, rất nhiều người muốn nhân cơ hội này dấy binh, đánh cho Lưu Bị phải tan tác.
Tình hình dần dần chuyển biến xấu, bên ngoài đó đại quân Đông Ngô áp sát biên giới, bên trong phiến loạn không dứt, chính vào giờ phút quan trọng này, Lưu Bị lại đột ngột qua đời, khiến cho chính quyền Thục Hán càng thêm bất ổn, có xu hướng sụp đổ.
Hình ảnh nhân vật Lưu Bị trên phim.
Vào thời điểm mấu chốt, Gia Cát Lượng đã đứng ra, ổn định được nội bộ Thục Hán, sau đó lại dốc sức phát triển kinh tế trong nước, đào tạo nên một nhánh quân hùng mạnh, khiến tình hình dần được cải thiện.
Về sau ông lại đem quân tới dẹp yên biên cương vùng Tây Nam, khiến tài nguyên vùng đó được liên tục đưa tới Thục Hán, tăng thêm sức mạnh quốc gia.
Chỉ với vài năm ngắn ngủi, tình hình của Thục Hán đã được thay da đổi thịt, có xu hướng trung hưng. Vậy là Gia Cát Lượng lại bắt đầu kế hoạch lớn Bắc phạt, chuẩn bị thảo phạt nước Nguỵ, thống nhất Trung Nguyên.
Trên thực tế, nếu chỉ xét theo tình hình Gia Cát Lượng cai quản Thục Hán, ông là người vô cùng tài giỏi, ngay cả người của thế lực thù địch cũng hết sức tán thưởng khả năng quản lý đất nước của Gia Cát Lượng.
Ngoài giỏi quản lý đất nước, khả năng quân sự của Gia Cát Lượng cũng vô cùng cao, ông nhiều lần đem quân đi Bắc phạt, từng có một dạo đánh áp đảo Tào Nguỵ, khiến cho đại quân nước Nguỵ không dám tiếp chiến, chỉ đành rụt cổ ở trong thành trì.
Có thể nói, chỉ nhờ vào điểm này, đã đủ để chứng minh khả năng quân sự siêu phàm của Gia Cát Lượng.
Tư Mã Ý là một kẻ ghê gớm, được mệnh danh không có đối thủ trong khắp thiên hạ, thế nhưng đối mặt với Gia Cát Lượng, ông ta vẫn không dám xuất chiến, cho dù bị Gia Cát Lượng lấy trang phục phụ nữ ra sỉ nhục, ông ta cũng vẫn kiên trì giữ vững nơi đóng quân.
Có người sẽ nói, nếu Gia Cát Lượng đã tài giỏi như thế, vậy thì tại sao không thể hoàn toàn đánh bại quân Nguỵ, thống nhất Trung Nguyên?
Trên thực tế, đây là bởi sức mạnh quốc gia và số lượng nhân tài của hai nước Nguỵ - Thục không cùng đẳng cấp, cũng chính bởi nguyên nhân ấy đã dẫn đến cái kết diệt vong của Thục Hán.
Nói ra 5 từ, đã làm rõ tương quan lực lượng giữa đôi bên
Thật ra Gia Cát Lượng cũng đã nhìn nhận được điều này khá rõ ràng. Vào giai đoạn đem quân đi Bắc phạt, ông đã từng cảm thán về việc này.
Trong "Nguỵ lược" có ghi chép lại: Gia Cát Lượng rời Lũng Thạch, nghe tin Nguyên Trực (Từ Thứ), Quảng Nguyên (Thạch Thao), than rằng: "Nguỵ thù đa sĩ tà! Hà bỉ nhị nhân bất kiến dụng hồ?"
Hình ảnh nhân vật Từ Thứ trên phim.
Khi ấy Gia Cát Lượng xuất quân Lũng Thạch, nghe nói chức quan của Từ Thứ ở nước Nguỵ không hề cao, rất lấy làm nghi hoặc. Bởi năm xưa khi còn ở Kinh Châu, quan hệ giữa Từ Thứ và Gia Cát Lượng cũng không tệ, hai người họ đều hiểu được tài năng của đối phương.
Lưu Bị ba lần bái phỏng lều tranh mời Gia Cát Lượng, thật ra là bởi vì Từ Thứ từng tiến cử.
Có thể nói, Từ Thứ là người giới thiệu Gia Cát Lượng vào chỗ Lưu Bị, hai người hiểu nhau khá rõ về nhau. Theo quan điểm của Gia Cát Lượng, Từ Thứ là người rất có tài, thế nên khi nghe nói chức quan của Từ Thứ ở nước Nguỵ không cao, ông vô cùng lấy làm lạ, sau đó thốt lên một câu cảm thán như sau: "Nguỵ thù đa sĩ tà!"
Câu nói trên có ý nghĩa gì?
Trên thực tế, nếu dịch thành ngôn ngữ hiện đại, nó mang ý nghĩa như sau: Lẽ nào nhân tài của nước Nguỵ nhiều như vậy? Ngay cả một nhân tài như Từ Thứ cũng chỉ được làm một chức quan không cao?
Gia Cát Lượng thốt lên lời cảm thán ấy, chính là đã nói lên thực tế của hai nước Nguỵ - Thục bấy giờ.
Ba nước Nguỵ - Thục - Ngô tuy được gọi là thế chân vạc Tam Quốc, diện tích lãnh thổ không chênh lệch nhiều, thế nhưng trên thực tế, dân số của nước Nguỵ vượt xa Thục Hán, nhân tài càng nhiều hơn Thục Hán.
Đặc biệt là sau trận Di Lăng, sau khi Thục Hán tổn thất một số lượng lớn tướng lĩnh, Thục Hán càng không thể so sánh được với nước Nguỵ về mặt nhân tài.
Đây cũng là nguyên nhân tại sao mỗi lần Gia Cát Lượng xuất quân đều chiếm được ưu thế, nhưng vẫn không thể hoàn toàn đánh bại nước Nguỵ.
Gia Cát Lượng biết nước Nguỵ có nhiều nhân tài, thốt lên lời cảm thán ấy, vậy tại sao ông vẫn khăng khăng Bắc phạt, hao tổn sức mạnh quốc gia?
Trên thực tế, đây cũng là biện pháp bất đắc dĩ. Chênh lệch về nhân tài, sức mạnh quốc gia của hai nước Nguỵ - Thục vốn đã khá lớn, nếu như hai bên đều phát triển theo hướng riêng của mình, chênh lệch chỉ có thể ngày càng lớn hơn, Thục Hán sớm muộn cũng chẳng phải là đối thủ của nước Nguỵ, không cùng một đẳng cấp.
Chênh lệch quá lớn về tiềm lực là lý do khiến Thục Hán không thể đối chọi được với Tào Ngụy và càng không thể tồn tại được lâu.
Nếu cứ để như vậy, rất có thể Thục Hán sẽ diệt vong nhanh hơn. Thế nên Gia Cát Lượng chỉ có thể chọn Bắc phạt nước Nguỵ, kéo chân nước Nguỵ, không để nước Nguỵ được hoà bình phát triển. Như vậy ít nhất khoảng cách giữa hai nước Nguỵ - Thục sẽ không bị kéo xa nhanh chóng, ít nhất có thể giúp Thục Hán tồn tại thêm vài năm.
Chỉ với 5 từ được Gia Cát Lượng nói ra - "Nguỵ thù đa sĩ tà", cũng đã đủ để hiểu tại sao Thục Hán không thể tồn tại lâu.
Thục Hán diệt vong thực ra là bởi vì không đủ nhân tài, sức mạnh quốc gia không bằng nước Nguỵ.
So sánh danh tướng của hai nước Nguỵ - Thục vào giai đoạn sau, Thục Hán cũng chỉ có Khương Duy còn được gọi là có danh tiếng, nhưng nước Nguỵ lại có rất nhiều. Mà nguyên nhân dẫn đến việc này là do dân số Thục Hán ít, đội ngũ nhân tài không theo kịp, sức mạnh quốc gia yếu, giai đoạn sau khoảng cách với nước Nguỵ càng ngày càng xa, cuối cùng chỉ có thể bị đẩy vào đường diệt vong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?