Gia Cát Lượng mưu trí hơn người nhưng Thục Hán là nước diệt vong sớm nhất, vì quân sư này phạm phải 3 sai lầm không thể cứu vãn
Gia Cát Lượng dùng kế ‘khích tướng’ Chu Du để liên minh đánh trận Xích Bích với Tào Tháo / Mưu trí không kém Gia Cát Lượng, Tư Mã Ý không toàn vẹn vì vết nhơ này
Gia Cát Lượng không chỉ mưu lược hơn người, mà tài năng quân sự cũng khó người bì kịp. Tư Mã Ý khi thấy Gia Cát Lượng bố trí và xây dựng doanh trại quân đội đã phải thốt lên rằng "kì tài".
Trên thực tế, Gia Cát Lượng có chỗ hơn người, tướng lĩnh nổi tiếng nhà Đường, Lý Tĩnh cũng hết sức ca ngợi Bát Trận Đồ của Gia Cát Lượng.
Sau này, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trach Đông cũng tin rằng Gia Cát Lượng cũng rất lợi hại và là một tài năng hiếm có tại thời điểm đó. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông cũng chỉ ra ba sai lầm chết người khiến Lưu Bị thất bại trong việc thống nhất thiên hạ, thậm chí còn khiến Thục Hán là nước đầu tiên bị diệt vong.
Tạo hình Gia Cát Lượng trên mành ảnh nhỏ
Đầu tiên, sai lầm của "Long trung đối"
Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị rằng chỉ cần chiếm được Kinh Châu và Ích Châu, sau đó chia ra hai đội quân để tấn công vào Trung nguyên, nghiệp lớn ắt thành.
Nhưng Mao Trach Đông cho rằng "hàng ngàn dặm và hai đội quân" là một sai lầm.
Lý do rất đơn giản, trong 3 nước, mạnh nhất là Tào Ngụy, Thục Hán tuy có được Kinh Châu và Ích Châu nhưng thế lực lại yếu. Trong tình huống này, việc phân chia quân đội, không những không mang lại bất kỳ lợi ích nào, ngược lại còn làm suy yếu thêm sức mạnh của Thục Hán.
Thực tế đã cho thấy như vậy, trước khi Thục Hán chia hai đội quân để tiến vào Trung nguyên, Kinh Châu đã dễ dàng bị Lã Mông chiếm giữ, lại còn "được thêm" cả tướng Quan Vũ.
Thứ hai, bố trí chiến lược bất cẩn
Sau khi giành được Ích Châu, để Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu và những nhân vật quan trọng khác đều về Thục Trung, đây vốn dĩ không phải là một bố cục hợp lý.
Trước hết, Thục Hán vì đánh giá quá cao độ tin cậy của Liên minh Tôn Lưu mà chuyển hết trọng tâm sang Ích Châu. Còn Đông Ngô lại luôn rất rõ ràng rằng liên minh chỉ là tạm thời, lợi ích riêng mới là vĩnh cửu. Lý do Tôn Lưu có thể tạo thành đồng minh không phải là vì tình nghĩa, mà là vì lợi ích.
Trong tình huống này, chỉ một thay đổi nhỏ thôi cũng sẽ dẫn đến chiến tranh và việc để lại Quan Vũ cũng là một điều thiếu cân nhắc. Kết quả là Đông Ngô giành được Kinh Châu, Gia Cát Lượng phản ứng không kịp, Lưu Bị thì chỉ có thể khóc!
Thứ ba, sai lầm nghiêm trọng trong dùng người
Mã Tắc rõ ràng không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, nhưng lại để họ Mã trấn thủ vị trí quan trọng nhất như Nhai Đình.
Theo quan điểm Mao Trach Đông thì "Ban đầu, Lượng nên đích thân ra trận!".
Trước đó, để đối địch với danh tướng Trương Cáp, mọi người đều cho rằng nên dùng mãnh tướng Ngụy Diên hoặc Ngô Ban đã dày dạn kinh nghiệm trận mạc, nhưng Gia Cát Lượng lại kiên quyết chọn Mã Tốc làm tiên phong.
Nói cho cùng thì Gia Cát Lượng khi dùng người vẫn để chữ tình chữ nghĩa can thiệp. Mã Tắc có gần gũi đến đâu nhưng việc đánh trận liên quan đến an nguy của cả một đội quân, cả một vùng quân sự, thậm chí còn liên quan đến thành bại của Thục Hán, đâu phải trò đùa? Mã Tắc không có kinh nghiệm, gặp phải nguy cơ, căn bản là không ứng phó được kịp thời, thất bại cũng là chuyện không khó nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt
Hạ Tử Vy trong 'Hoàn Châu Cách Cách' là nhân vật có thật trong lịch sử, số phận rất đặc biệt, qua đời năm 22 tuổi