Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện liền cho xử trảm 3 đại thần, lộ rõ chân tướng thực sự của bản thân
Tôn Quyền, Tào Tháo, Lưu Bị lựa chọn người thừa kế như thế nào? Ai mới là người có quyết định chính xác nhất? / Nếu năm xưa không phát động trận Di Lăng đánh Tôn Quyền, liệu Lưu Bị có thể bảo toàn được lực lượng và thống nhất thiên hạ?
Ảnh minh họa
Vào thời Tam Quốc, Thục Hán có thể xem là nước có rất nhiều nhân tài, vào thời kỳ đỉnh điểm nhất, mưu thần trứ danh như Gia Cát Lương, Bàng Thống, võ tướng như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu đều tề tụ ở Thục quốc.
Tuy nhiên, vào thời kỳ sau của Tam Quốc, nhân tài của nước Thục dần dần tàn lụi. Sau khi Lưu Bị qua đời, nước Thục về cơ bản do Gia Cát Lượng lãnh đạo. Lưu Thiện làm vua nước Thục nhưng về cơ bản ông không hề có quyền lực gì. Không chỉ có như vậy, Lưu Thiện còn bị Gia Cát Lượng đánh bóng cho cái mác ngu đần.
Khi muốn khen một ai đó thì chúng ta thường so sánh họ với Gia Cát Lượng. Nhưng khi mắng một người ngốc nghếch, chúng ta sẽ luôn so sánh họ với Lưu Thiện, nói họ là "A Đẩu ngu ngốc không ai phù trợ nổi", đối phương nhất định sẽ nổi trận lôi đình.
Tại sao hình tượng của Lưu Thiện lại không tốt như vậy? Thật ra có một nguyên nhân rất quan trọng đó là, sau khi Lưu Thiện đầu hàng Tào Ngụy, ông đã nói với Tư Mã Chiêu một câu như thế này "Thời gian này cảm thấy rất vui, không thấy nhớ nhung hay muốn quay về nước Thục nữa".
Câu nói này đã trở thành một câu chuyện cười thiên cổ.
Lưu Thiện có thực sự ngốc?
Nhưng khi chúng ta nghĩ kỹ lại, nếu như Lưu Thiện thân đang ở dưới mái hiên nhà người ta mà còn không biết cúi đầu thì mới thật sự ngốc nghếch.
Thật ra trong "Tam Quốc chí - Đỗ Vi Truyền" có ghi lại, Gia Cát Lượng từng đánh giá về Lưu Thiện như thế này: "Triều đình (Lưu Thiện) năm nay mới mười tám, trời sinh là người nhân từ trung nghĩa, thương yêu hạ sĩ. Người khắp thiên hạ tưởng nhớ triều Hán, hi vọng gặp được Quân thuận theo trời thuận theo dân, phù trợ minh chủ này, công lao của Long Qúy Hưng mãi ghi vào sử xanh."
Hình ảnh nhân vật Lưu Thiện trên phim.
Thật ra Lưu Thiện không hề ngốc, thậm chí có thể nói là ông rất có mắt nhìn người. Vì sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện vẫn có thể tiếp tục lãnh đạo nhà Thục Hán yên ổn trong 30 năm mà không xảy ra đại loạn gì lớn. Hơn nữa Lưu Thiện cũng không hèn nhát, nhu nhược như người ta diễn trong phim.
Sau khi Gia Cát Lượng vừa qua đời, Lưu Thiện đã cho xử trảm 3 đại thần Thục Hán.
Người đầu tiên là Lý Mạc
Người đầu tiên mà ông giết chính là Lý Mạc, người này cũng được xem là lão thần của Thục Hán.
Năm đó khi Lưu Bị tiến vào Ích Châu, Lý Mạc được bổ nhiệm làm việc ở Ích Châu. Trong lần đầu tiên Lưu Bị gặp mặt thuộc hạ dưới trướng, Lý Mạc này vì muốn tạo cảm giác tồn tại của bản thân đã dùng nhân nghĩa đạo đức để chỉ trích Lưu Bị cướp đoạt Ích Châu là một việc làm sai lầm.
Lúc đó Lưu Bị liền hỏi vậy tại sao ngươi lại không đến giúp Lưu Chương? Lý Mạc liền đáp "có lòng nhưng không có sức", Lưu Bị suýt chút nữa đã giết ông ta, may có Gia Cát Lượng đứng ra giải vây mới giúp Lý Mạc thoát được một kiếp. Thế nhưng Lý Mạc lại không hề có ý cảm kích, thậm chí ông ta còn lấy oán báo ân.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lý Mạc viết thư cho Lưu Thiện để bôi nhọ danh tiếng của Gia Cát Lượng, còn nói phải nhanh chóng diệt trừ thế lực còn sót lại của Gia Cát Lượng.
Lưu Thiện vô cùng tức giận, liền phái người bắt giữ Lý Mạc cho chém đầu kẻ tiểu nhân này.
Hình ảnh nhân vật Lưu Thiện trên phim.
Người thứ hai là Lưu Diễm
Người này cũng là lão thần, từng đảm nhiệm chức Xa kỵ tướng quân và lập được nhiều công lao hiển hách. Có điều Lưu Diễm tự cho mình là có công cao, không coi Lưu Thiện ra gì, thậm chí còn nói những lời khiếm nhã.
Ông ta buộc vợ là Hồ Thị phải thừa nhận mình có quan hệ tình cảm không trong sạch với Lưu Thiện, không chỉ dùng đế giày đánh đập vợ mà còn vứt bỏ vợ bằng một tờ giấy hưu thư (giấy bỏ vợ).
Hồ Thị sau đó mang việc này trình lên Lưu Thiện, Lưu Thiện tức giận không thôi nên đã hạ lệnh chém đầu Lưu Diễm. Hành động của Lưu Thiện khiến cho những người khác không còn dám cho rằng ông dễ bị ức hiếp nữa.
Người thứ ba là Dương Nghi
Người này được xem là cánh tay phải đắc lực của Gia Cát Lượng vào cuối thời Tam Quốc, vô cùng tài giỏi. Nhưng lòng dạ của người này tương đối hẹp hòi.
Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Dương Nghi đã làm theo lời Gia Cát Lượng, xử lý ổn thỏa việc lui quân, bảo toàn được nền móng của quân Thục.
Dương Nghi cho rằng bản thân mình nên được tiếp nhận vị trí của Gia Cát Lượng, tuy nhiên Lưu Thiện lại không chọn ông ta.
Trong lúc tức giận Dương Nghi đã nói ra một câu như thế này "Sớm biết được như thế này thì lúc đầu ta đã đi nương nhờ Tào Tháo". Tất nhiên ngay sau đó, Lưu Thiện đã cho ông ta đi gặp Tào Tháo cho toại nguyện.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán