Khám phá

Gia Cát Lượng tài trí hơn người nhưng vẫn kém Tào Tháo?

Gia Cát Lượng, Tào Tháo, ai tài hơn ai là đề tài tranh luận sôi nổi của giới học giả, người yêu truyện Tam quốc từ hàng trăm năm qua mà cho đến nay, vẫn chưa có lời kết.

Vì sao Gia Cát Lượng không dưỡng già mà lại phải 5 lần Bắc phạt? / Sự thật việc Gia Cát Lượng làm ngơ khiến Quan Vũ chết thảm?

1

Gia Cát Lượng chưa phải là đối thủ xứng tầm với Tào Tháo?

Theo trang mạng Sina, tác giả tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung có quan điểm “Ủng Lưu chống Tào”, yêu Lưu Bị, ghét Tào Tháo nên hình ảnh về Tào Tháo không được phác họa một cách chân thực.

Do đó, Gia Cát Lượng, quân sư nhà Thục Hán nổi lên là người tài trí hơn người, một trong những chiến lược gia vĩ đại và xuất sắc nhất thời Tam Quốc. Ông được còn so sánh với Tôn Tử đại tài thời Chiến Quốc.

Có thể nói, Tào Tháo, Gia Cát Lượng đều là bậc anh hùng trong thiên hạ, tốn nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu. Bởi hai người chưa từng giáp mặt đọ sức trực tiếp, cũng không phục vụ trong một triều đình, nên giữa Tào Tháo và Gia Cát Lượng ai tài hơn ai vẫn là đề tài gây tranh cãi.

Thực tế lịch sử Tam quốc chỉ ra rằng, Gia Cát Lượng đến chết vẫn chỉ là bậc mưu sĩ, còn Tào Tháo đã chứng minh năng lực là bậc quân chủ có tầm nhìn xa.

 

Gia Cát Lượng sai lầm trong cách chọn người

Trong số 10 sai lầm lớn nhất của Gia Cát Lượng khiến nhà Thục Hán đại bại mà trang mạng Sina liệt kê, có đến 7 sai lầm là liên quan đến việc chọn người, dùng người. Những sai lầm này chủ yếu xuất hiện khi Lưu Bị qua đời, còn con trai Lưu Thiện lên nắm quyền hầu như giao hết công việc triều chính cho Gia Cát Lượng.

Kinh Châu là nơi quan trọng nhất trong chiến lược “Long trung đối sách” của Gia Cát Lượng, Nhưng sau khi chiếm được Kinh Châu, Khổng Minh lại giao cho Quan Vũ.

Trong con mắt của Gia Cát Lượng, Quan Vũ là người "biết tiểu nghĩa mà không hiểu đại nghĩa, tận ‘tiểu trung’ mà có thể hại ‘đại trung’, có tiểu dũng mà chưa chắc có đại dũng". Hiểu rõ vậy nhưng Khổng Minh vẫn để ông trấn thủ Kinh Châu mà không có bất cứ biện pháp nào đề phòng.

Mỗi khi xảy ra mâu thuẫn nội bộ tướng sĩ, Gia Cát Lượng lại tìm cách vỗ về. Ông phong Quan Vũ, Triệu Vân, Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung là ngũ hổ đại tướng, nhưng Quan Vũ không vừa lòng.

 

gia cat luong tai tri hon nguoi nhung van kem tao thao? hinh anh 2

Gia Cát Lượng trong bộ phim Tân Tam quốc diễn nghĩa.

Gia Cát Lượng lại sai người nịnh nọt Quan Vũ, khiến Quan Vũ càng thêm kiêu ngạo ngang ngược. Quan Vân Trường vốn là dũng tướng đầy tài năng, nhưng thái độ nóng nảy và cố chấp đã dẫn tới kết cục mất thành Kinh Châu.

Kể từ sau sai lầm này, nhà Thục Hán gần như không thể gượng dậy nổi dù Gia Cát Lượng đã ra nhiều kế sách, đích thân dẫn đại quân chinh phạt phương Bắc.

Bên cạnh đó, Gia Cát Lượng cũng không chú trọng thu thập, bồi dưỡng người tài. Sau khi Lưu Bị qua đời, những cá nhân ưu tú, điển hình là Triệu Vân không được trọng dụng. Những kẻ bất tài, không ra gì xuất hiện càng nhiều.

 

Các học giả Trung Quốc nhận định, Gia Cát Lượng dùng người mà không cân nhắc tài đức, lại ưu tiên chọn dùng kẻ có mối quan hệ thân thiết với mình trước. Chính điều này đã khiến Thục Hán thời kỳ hậu Lưu Bị rơi vào cảnh "nhân tài như lá mùa thu”, gián tiếp đưa Thục Hán dẫn đến kết cục diệt vong.

Người tài đã ít, Gia Cát Lượng còn chọn sai người kế tục mình. Khương Duy vốn là tướng phe Ngụy nhưng sau này theo Gia Cát Lượng và dần đần trở thành đệ tử “chân truyền”.

Bản thân Khương Duy cũng là võ tướng tài năng, từng vô số lần xông pha trận mạc, lập nhiều chiến công. Nhưng ông không giỏi trong phương diện chính trị.

Kế tục Gia Cát Lượng, Khương Duy tiếp nối “truyền thống” của người đi trước, phát động tới 9 lần “Cửu phạt Trung Nguyên”, khiến cho Thục Hán ngày càng kiệt quệ. Một số học giả Trung Quốc cho rằng, Khương Duy minh chứng rõ ràng nhất, phản ánh khả năng chọn người, dùng người yếu kém của Gia Cát Lượng.

Thuật dùng người ngàn năm vẫn có giá trị của Tào Tháo

 

gia cat luong tai tri hon nguoi nhung van kem tao thao? hinh anh 3

Tào Tháo. Ảnh minh họa.

Tào Tháo đã phải trải qua hàng trăm năm bị người đời sau “vùi dập” vì tư tưởng trái ngược với Nho giáo truyền thống. Nhưng các học giả hiện dần dần đã “giải oan” cho Ngụy vương, khi đánh giá Tào Tháo là một trong những nhà chính trị, quân sự xuất sắc bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Tào Tháo có những tính xấu như háo sắc, đa nghi. Nhưng ông cũng là người hết mực yêu người tài, khát người tài và tìm đủ mọi cách có được người tài.

Dưới trướng Tào Tháo có vô số những vị quân sư, chiến lược gia nổi bật thời Tam quốc như Tuân Úc, Quách Gia, Trình Dục hay Tuân Du. Những người này được đánh giá có năng lực không thua kém so với Gia Cát Khổng Minh.

 

Võ tướng trong tay Tào Thóa có anh em Hạ Hầu, Tào Nhân, Tào Hồng. Ngoài ra, ngũ tử lương tướng xuất sắc nhất theo đánh giá của Trần Thọ, không nằm trong gia tộc họ Tào, gồm Trương Liêu, Nhạc Tiến, Vu Cấm, Trương Cáp, Từ Hoảng.

Tào Tháo còn được nhiều nhân tài từ khắp nơi đến đầu quân như Trình Trọng Đức, Tuân Công Đạt, Giả Văn Hòa…

Dù có những danh tướng quyết không phục vụ dưới trướng Tào Ngụy như Quan Vũ, Triệu Vân, Tào Tháo đều nể trọng mà tha chết. Danh tướng có tài nhưng không có đức như Lữ Bố phải chịu kết cục bi thảm dưới tay họ Tào.

Đối với những nhân tài nhưng không biết nghe lời như Chu Bất Nghi, Tuân Úc, Dương Tu, tất cả đều phải nhận lấy cái chết. Dù sau này, Tào Tháo rất buồn vì một số người có tài, lại thân cận nhưng cuối cùng không phục mình.

Đến cuối cùng, Tào Tháo cũng giữ lời thề không xưng đế, âm thầm dọn đường cho con trai lên ngôi sau khi mình qua đời. Đây được coi là một trong những chiến lược đúng đắn nhất, dù ông phải “ngậm bồ hòn”.

 

Sự khác biệt trong cách đối đãi tướng lĩnh

Nhắc tới vấn đề quân lệnh, Khổng Minh nổi danh với yêu cầu "quân kỷ nghiêm minh" hay "quân lệnh như sơn". Gia Cát Lượng từng bắt Quan Vũ lập "quân lệnh trạng", thua trận thì sẽ bị xử trảm, thậm chí tru di, tại Nhai Đình.

Ông cũng từng trảm Mã Tốc do "không hiểu quân pháp, kẻ dưới bất phục", bất chấp các tướng lĩnh khác xin tha.

gia cat luong tai tri hon nguoi nhung van kem tao thao? hinh anh 4

Nhiều chi tiết trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung và Gia Cát lượng là không có thật.

 

Thái độ nghiêm khắc, bình đẳng, coi tướng làm sai cũng xử như quân lính chính là cách thiết lập quân kỷ nghiêm minh của Gia Cát Lượng. Nhưng theo các học giả Trung Quốc, Gia Cát Lượng đã thiếu sót khi không nhắc tới cách dùng người.

Ngược lại, Tào Tháo dù có khi nổi nóng, chém đầu tướng lĩnh, quân sĩ nhưng đến cuối cùng, ông vẫn là người trọng người tài.

Khi có vị tướng đại bại trở về, sau khi đánh giá tình hình, Tào Tháo chỉ khoát tay nói một câu khiến ai cũng tâm phục khẩu phục: "Thắng bại là chuyện thường tình của binh gia”.

Năm 197, võ tướng Điển Vi liều chết cố thủ trước đợt tập kích của bè lũ Trương Tú, tạo cơ hội để Tào Tháo thoát chết. Khi thoát nạn trở về Hứa Xương, Tào Tháo lo lắng tìm kiếm Điển Vi.

Biết tin vị tướng dũng mãnh chết trận khi chưa cùng mình hoàn thành cơ nghiệp, Tào Tháo thương tiếc vô cùng. Ông sai người lập đền thờ, bày bàn cúng tế rồi nói với các tướng rằng: "Ta mất một con trưởng và một cháu yêu, cũng không thương là mấy, chỉ thương khóc Ðiển Vi mà thôi".

 

Có thể nói, Tào Tháo đối xử với tướng lĩnh như vậy là bởi ông là người hiểu rõ đạo lý, nhất là đối với những võ tướng tài năng, hết mực trung thành. So với Gia Cát Lượng, người ta lại thấy Khổng Minh dễ dãi trong việc dùng người nhưng lại quá nghiêm khắc với các tướng lĩnh.

Thời Tam quốc, sách lược mà Gia Cát Lượng bày cho Lưu Bị, liên quân với Đông Ngô không ít lần khiến Tào Tháo đại bại. Nhưng đến cuối cùng, Thục Hán không thể phá vỡ cục diện thế chân vạc.

Năm 234, Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất ngay trong chiến dịch Bắc phạt lần thứ 6, còn Tào Tháo đã có thể yên lòng nhắm mắt khi con trai mình là Tào Phi ép Hán Hiến đế nhường ngôi, trở thành Ngụy đế, Hoàng đế đầu tiên của Tào Ngụy.

Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm