Khám phá

Gia Cát Lượng tự giác kê khai tài sản như thế nào?

Trong lịch sử, Gia Cát Lượng là quan chức cổ đại đầu tiên tự giác kê khai tài sản. Ông là mẫu người tiêu biểu của văn hóa truyền thống “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, cả đời “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.

Cất nhắc 1 viên lính quèn, Tư Mã Ý khiến Gia Cát Lượng chết rồi cũng khó nhắm mắt xuôi tay / Tam Quốc: Ý nghĩa đằng sau mưu kế "thuyền cỏ mượn tên" của Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng là nhân vật hô mưa gọi gió, tính toán như Thần, sống vào thời Tam Quốc. Ông được Lưu Bị đích thân “tam cố mao lư” cung kính mời phò tá. Ông xuất sơn trợ giúp Lưu Bị, thúc đẩy liên minh Tôn Quyền – Lưu Bị đại phá quân Tào trong trận Xích Bích, đặt nền móng cho thế chân vạc Tam Quốc. Cuộc đời ông là những câu chuyện truyền kỳ. Ông cũng là mẫu người tiêu biểu của văn hóa truyền thống “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, cả đời “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.

Gia Cát Lượng sống minh bạch cả đời, đến lúc chết cũng tỏ rõ lòng hiếu chung. (Ảnh: youtube.com).

Gia Cát Lượng sống minh bạch cả đời, đến lúc chết cũng tỏ rõ lòng hiếu chung. (Ảnh: youtube.com).

Khai báo và công bố tài sản, việc này hiện nay mọi người đều coi là bình thường, là bắt buộc đối với các chính khách, quan chức, nhưng cũng là việc rất nhạy cảm. Tuy nhiên, việc này trong lịch sử đã có từ rất lâu rồi. Hơn ngàn năm trước đây, Gia Cát Lượng là người đầu tiên đã tự mình tự giác kê khai tài sản.

Lưu Bị trước khi chết đã giao Hậu chủ Lưu Thiền phó thác cho Gia Cát Lượng. Sự vụ của nhà Thục Hán bất kể lớn nhỏ, Gia Cát Lượng đều phải đích thân xử lý.

“Tam Quốc chí” có viết, Gia Cát Lượng lúc còn sống đã dâng biểu tấu lên Hậu chủ Lưu Thiền rằng: “Hạ thần Gia Cát Lượng, trước tiên xin khởi bẩm Hậu chủ rằng:

“Nhà hạ thần ở Thành Đô có 800 cây dâu, 15 mẫu ruộng bạc màu, đủ ăn mặc cho anh em, con cháu. Còn hạ thần làm quan ở ngoài, không có thu nhập nào khác, việc ăn mặc của bản thân hạ thần đều theo chế độ cung cấp, ngoài lương ra, không có thu nhập nào khác, không có mưu sinh khác. Đến khi hạ thần chết, vẫn sẽ đảm bảo ở nhà không có lụa dư, ở ngoài không có tài sản, không để phụ lòng bệ hạ”.

 

Khi Gia Cát Lượng chết, quả đúng như những gì ông đã nói.

Trong bản tấu, tuy chỉ có vài lời ngắn ngủi, Gia Cát Lượng đã khai báo rõ ràng minh bạch nguồn gốc gia sản và thu nhập của bản thân. Ông chỉ có thu nhập từ lương, “không có thu nhập nào khác” đã nói rõ không có thu nhập xám. “Không có mưu sinh khác” đã bày tỏ rõ không có kinh doanh khác, không có “công ty đứng tên người khác”. “Đến khi hạ thần chết, vẫn sẽ đảm bảo ở nhà không có lụa dư, ở ngoài không có tài sản, không để phụ lòng bệ hạ”, mấy lời khai báo “công khai tài sản” này cũng nói rõ rằng, việc này có thể qua kiểm tra, thanh tra chứng thực được. “Khi Gia Cát Lượng chết, quả đúng như những gì ông đã nói” chính là kết quả sau khi kiểm tra thanh tra xác minh chứng nhận. Có thể thấy Gia Cát Lượng cả đời liêm khiết, thanh bạch.

Theo Nam Phương/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm