Khám phá

Chu Du chết với oan ức, vốn không cùng đẳng cấp với Gia Cát Lượng

Trong tiểu thuyết "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Chu Du bị Gia Cát Lượng khiến cho tức chết. Trước khi lâm trung còn ngửa lên trời than "trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng", khiến người đời không khỏi xót xa.

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao Tào Tháo lại giết hại hai nhân tài kiệt xuất dưới trướng của mình? / Vì sao Tôn Ngộ Không đội mũ có lông vũ dài? Đáp án liên quan đến cả Lã Bố thời Tam Quốc

Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng

Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng

Thực chất với những người am hiểu một chút về lịch sử Trung Quốc sẽ biết được rằng có rất nhiều tình tiết hư cấu trong câu chuyện.

Đặc biệt là Gia Cát Lượng, một nhân vật túc trí đa mưu, tiên đoán hành sự như thần thánh. Tuy nhiên, thực chất rất nhiều tình tiết và thành tựu của nhân vật này đều được tác giả hư cấu và thần thánh hóa. Ví dụ như: Khua lưỡi bẻ bọn nho, trí kích Chu Du, khổ nhục kế, mượn gió đông...

Theo lịch sử, Chu Du lớn hơn Gia Cát Lượng 6 tuổi. Trong "Tam Quốc Trí" của Trần Thọ có miêu tả Chu Du rằng ông ngoài dũng trí hơn người và giỏi ngoại giao còn có lòng dạ phóng khoáng. Lưu Bị cũng từng tán dương Chu Du hết lời. Như vậy chứng tỏ Chu Du không phải là người có tính đố kỵ ghen ghét với người giỏi hơn như trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Chu Du theo như cách nói ngày nay thì thực sự thuộc hàng con ông cháu cha. Ông nội của Chu Du là Chu Cảnh và người chú Chu Trung đều làm quan Thái Úy, cha của Chu Du là Chu Dị thì làm quan huyện lệnh ở Lạc Dương. Vì vậy từ nhỏ Chu Du đã được giáo dục rất tốt, tuổi trẻ tài cao, ham mê học hành nghiên cứu binh pháp.

Tam Quốc: Chu Du chết với oan ức, vốn không cùng đẳng cấp với Gia Cát Lượng - Ảnh 2

Chu Du thực chất là anh hùng có tầm lòng rộng lượng

Một người anh hùng với lòng dạ rộng lượng sao lại có thể vì Gia Cát Lượng mà tức chết được. Theo ghi chép lịch sử về cái chết của Chu Du, vào năm Kiến An thứ 15 (năm210), Tôn Quyền đã đồng ý với chiến lược quân sự công kích Ích Châu của Chu Du, nhưng trên đường gấp rút về điểm đóng quân ở Giang Lăng thì thân nhiễm trọng bệnh, không lâu thì mất, lúc đó mới chỉ 36 tuổi.

Dựa theo sức khỏe của Chu Du, việc bị bệnh mà chết là rất khó tin. Cho dù trình độ y thuật hồi đó không cao nhưng với địa vị của mình thì Chu Du cũng phải nhận được chế độ chữa trị tốt nhất.

Trong "Tam Quốc Chí-Chu Du truyền" có một đoạn viết rằng:" Ninh vi ký giải, nãi độ đồn bắc ngạn, khắc kỳ đại chiến. Du thân khóa mã ủng Trần, hội lưu thỉ trung hữu hiếp, sang thậm, tiện hoàn".

Ý nghĩa là trong lúc Chu Du chỉ huy tác chiến, đã bị trúng tên, khiến bệnh tình vốn có chuyển biến xấu, chỉ có thể rút lui tháo chạy. Sau đó tin tức Chu Du bị bệnh mà chết truyền về Đông Ngô, Tôn Quyền đau xót ngửa mặt khóc lớn. Về sau khi xưng đế, Tôn Quyền đã nói rằng:"Nếu không có Công Cẩn thì ta đã không có được ngày hôm nay".

Tam Quốc: Chu Du chết với oan ức, vốn không cùng đẳng cấp với Gia Cát Lượng - Ảnh 3

Gia Cát Lượng được hư cấu khá nhiều trong Tam Quốc Diễn Nghĩa

Ngoài ra sau đại chiến Xích Bích, quân Đông Ngô rơi vào thế giằng co với quân Tào ở Giang Lăng. Lưu Bị thì nhân lúc đó đánh chiếm được thêm mấy quận khác, sau đó còn sang Đông Ngô gặp Tôn Quyền, lấy danh nghĩa "mượn Kinh Châu để cùng chống Tào" đề nghị cho mượn Nam quận.

 

Chu Du hay tin liền viết thư cho Tôn Quyền phản đối việc này. Tuy nhiên Tôn Quyền lại theo chủ trương của Lỗ Túc, coi trọng liên minh với Lưu Bị để cùng chống Tào. Chu Du bèn nghĩ kế khác, đề nghị Tôn Quyền đánh Thục, diệt Trương Lỗ, sau đó liên kết với Mã Siêu cùng chống Tào Tháo. Chu Du nhận trọng trách cùng Tôn Quyền đánh chiếm Tương Dương, truy kích Tào Tháo rồi tiến lên phạt bắc đoạt trung nguyên.

Kế sách này của Chu Du được xem là có tầm nhìn xa trông rộng, được các nhà nghiên cứu sau này đánh giá rất cao. Bên ngoài là đối địch với Tào Tháo, bên trong là ngầm diệt trừ Lưu Bị. Nhiều chuyên gia còn đánh giá rằng, thực chất Gia Cát Lượng không thể bì nổi với Chu Du, hai người hoàn toàn không cùng đẳng cấp.

Còn một điều cần chú ý là sau đại chiến Xích Bích đến thời điểm Chu Du qua đời là khoảng hai năm. Trong thời gian đó, trọng trách của Gia Cát Lượng là ở Linh Lăng, Quế Dương và Trường Sa chỉnh đốn quân sự, thuế má, đảm nhận công tác hậu cần. Hai người trong khoảng thời gian này không hề gặp mặt nhau. Vì vậy "trời sinh Du sao còn sinh Lượng" đều là tình tiết hư cấu, oan ức cho Chu Du.

Theo Hoa Anh Thịnh/Đời Sống & Pháp Luật
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm