Khám phá

Gia Cát Lượng và lời tiên đoán ứng nghiệm về kết cục của hậu duệ

Lúc sắp qua đời, Gia Cát Lượng từng đưa ra một lời tiên liệu về tương lai của chính con trai mình. Và điều đáng nói nằm ở chỗ, lời tiên đoán ấy của ông quả thực đã ứng nghiệm.

Gia Cát Lượng thần cơ diệu toán, nhưng vì sao không đấu nổi Tư Mã Ý? / Tam quốc diễn nghĩa: Nếu không có vị cao nhân này Gia Cát Lượng dù tài giỏi cũng chưa chắc đánh bại được Man Vương

Nhắc đến những nhân vật nổi tiếng nhất Tam quốc, nhiều người sẽ nhớ ngay tới Gia Cát Khổng Minh – vị mưu sĩ thần cơ diệu toán, túc trí đa mưu dưới trướng quân chủ Lưu Bị năm nào.

Từ sau khi xuống núi và gia nhập tập đoàn chính trị Thục Hán, Gia Cát Lượng đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cơ nghiệp của vương triều này.

Tuy nhiên theo nhận định của tờ báo nổi tiếng Trung Quốc Sina, chính sự cúc cung tận tụy với triều đình Thục quốc đã khiến Khổng Minh không có nhiều thời gian dành cho cuộc sống riêng tư của mình, đặc biệt là trên phương diện bồi dưỡng con cái.

Và có lẽ cũng bởi chưa kịp truyền thụ hết tài năng cho thế hệ sau, nên con trai ruột của ông là Gia Cát Chiêm sau này đã phải chịu một kết cục bi thảm.

Tuy nhiên điều đáng nói còn nằm ở chỗ, hậu vận kém may mắn của Gia Cát Chiêm từ sớm đã được Khổng Minh tiên đoán từ khi ông còn tại thế.

Khuyết điểm chí mạng của con trai và lời tiên tri từng được Khổng Minh nhắc tới lúc sinh thời

Gia Cat Luong va loi tien doan ung nghiem ve ket cuc cua hau due
Nổi danh với tài tiên liệu như thần, Gia Cát Lượng lúc sinh thời từng để lại một câu tiên đoán về hậu vận của chính con trai mình. (Ảnh minh họa).

Năm xưa khi ở độ tuổi đôi mươi, Gia Cát Lượng đã thành thân với Hoàng Nguyệt Anh – nữ sĩ nổi danh thiên hạ và cũng là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn rất có tiếng tăm thời bấy giờ.

Cặp phu thê này chẳng những sở hữu trí tuệ xuất chúng mà còn có một cuộc sống hôn nhân viên mãn, hạnh phúc với nhiều giai thoại tình cảm vẫn còn được truyền lại cho tới ngày hôm nay.

Thế nhưng có một sự thật là Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh thành thân nhiều năm vẫn không hề có con. Phải tới năm 227, khi Khổng Minh đã 47 tuổi, người con trai ruột của ông là Gia Cát Chiêm mới chào đời.

Gia Cát Chiêm (217 – 263), tự Tử Viễn, là người quận Lang Gia, Thanh Châu. Mặc dù trên danh nghĩa là con thứ của Khổng Minh, nhưng thực chất ông mới là con trai đầu lòng, bởi con trưởng thực chất là một người cháu được Gia Cát Lượng nhận nuôi.

Sinh ra trong một gia đình vốn rất có tiếng tăm và sức ảnh hưởng vào thời bấy giờ, nhưng tuổi thơ của Gia Cát Chiêm lại không có nhiều khoảng thời gian kề cận bên cha ruột. Bởi từ năm ông mới lên hai, Khổng Minh đã dốc hết tâm sức vào sự nghiệp Bắc phạt và thường xuyên phải ra chiến trường.

Cũng bởi vậy mà ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết việc chăm sóc, dưỡng dục ông đều do người mẹ là nữ sĩ Hoàng Nguyệt Anh chăm lo, đảm nhiệm.

Gia Cat Luong va loi tien doan ung nghiem ve ket cuc cua hau due-Hinh-2
Vì đã dốc hết tâm sức để phò tá cho cơ nghiệp Thục Hán nên Ngọa Long tiên sinh không có nhiều thời gian để bồi dưỡng cho hậu duệ của chính mình. (Ảnh minh họa).

Và có lẽ cũng bởi là hậu duệ của hai bậc danh sĩ nổi tiếng đương thời, nên Gia Cát Chiêm từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Hơn nữa cha ông lại là Thừa tướng đương triều, người đời vì vậy mà luôn tin rằng tiền đồ của công tử nhà Gia Cát nhất định sẽ vô cùng xán lạn.

Tuy nhiên theo nhận định của tờ Sina, cũng bởi có xuất phát điểm tốt hơn nhiều so với những người bình thường nên Gia Cát Chiêm khó tránh khỏi có phần kiêu ngạo, tự mãn.

Hết thảy những tâm tư ấy đều đã bị Gia Cát Lượng nhìn ra, cho nên Khổng Minh từng có lời căn dặn con mình trong "Giới tử thư" rằng:

"Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức

 

Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi".

Thế nhưng dường như phương thức nhắc nhở này không mấy hiệu quả, bởi Gia Cát Chiêm lúc bấy giờ còn quá trẻ người non dạ để lĩnh ngộ hết tâm ý từ cha mình.

Gia Cat Luong va loi tien doan ung nghiem ve ket cuc cua hau due-Hinh-3
Là một người được thừa hưởng tư chất thông minh từ cha mẹ mình, tuy nhiên Gia Cát Chiêm cũng có một số khuyết điểm từ sớm đã bị Khổng Minh nhìn ra. (Tranh minh họa).

Trong lần Bắc phạt cuối cùng, có lẽ biết thời gian của mình đã không còn nhiều, Gia Cát Lượng từng viết một bức thư gửi cho anh trai Gia Cát Cẩn ở Đông Ngô. Khi nhắc tới người con trai còn nhỏ tuổi của mình trong đó, ông đã đưa ra một lời tiên liệu:

 

" Chiêm nay đã tám tuổi, thông tuệ khả ái, hiềm là sớm chín chắn, chỉ sợ rằng chẳng có chí khí lớn".

Từ lời nhận định trên, không khó để nhận thấy Khổng Minh có phần lo âu về tương lai của cho mình. Vì đã hiểu rõ tâm tính của Gia Cát Chiêm nên ông lo rằng người con ấy khó có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề, thậm chí có khi còn vì làm việc vượt quá khả năng mà đẩy bản thân vào tình cảnh thê thảm.

Thế nhưng điều ít ai ngờ tới nhất lại nằm ở chỗ, chỉ mấy thập niên sau khi Gia Cát Lượng qua đời, lời tiên đoán của ông năm nào đã ứng nghiệm không sai một chữ lên hậu vận của Gia Cát Chiêm.

Hậu vận bi thảm của Gia Cát Chiêm: Ứng nghiệm không sai 1 chữ so với lời tiên liệu năm nào

Gia Cat Luong va loi tien doan ung nghiem ve ket cuc cua hau due-Hinh-4
Sự ra đi đột ngột của Gia Cát Lượng đã khiến Gia Cát Chiêm có cơ hội tiếp quản thành tựu mà cha mình mất cả đời để gây dựng trong khi bản thân ông còn không ít những điểm thiếu sót. (Ảnh minh họa).

Sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Hậu chủ Lưu Thiện đối với Gia Cát Chiêm có thể xem là vô cùng hậu đãi.

 

Vị Hoàng đế ấy chẳng những gả công chúa cho Chiêm mà còn phong ông là Kỵ đô úy, chỉ một năm sau đã thăng làm Trung lang tướng, sau đó là Thanh Xạ Hiệu úy, Thị trung, Thượng thư Bộc xạ, thêm chức Quân sư tướng quân, tập tước Vũ Hương Hầu.

Vì được hưởng không ít vinh quang nhờ những cống hiến của cha mình, con đường quan lộ của Gia Cát Chiêm có thể xem là vô cùng xán lạ. Và có lẽ cũng bởi vậy mà ông khó tránh khỏi có điểm tự phụ và phạm phải đúng những sai lầm mà Khổng Minh từng tiên liệu năm nào.

Gia Cat Luong va loi tien doan ung nghiem ve ket cuc cua hau due-Hinh-5
Xét về phương diện mưu lược cũng như kinh nghiệm chinh chiến, Gia Cát Chiêm khó có thể bì được với người cha nức tiếng năm nào. (Ảnh minh họa).

Năm 263, quân Ngụy do tướng Chung Hội và Đặng Ngải chỉ huy 18 vạn quân chinh phạt nước Thục.
Bấy giờ, cánh quân của Chung Hội bị Khương Duy và chúng tướng chặn lại. Trước tình thế đó, Đặng Ngải liền dẫn quân lén đi qua đường núi Âm Bình nhắm đánh úp Thành Đô.
Bởi vì hầu hết các tướng lĩnh chủ chốt trong triều đều đã theo Khương Duy giữ phòng tuyến Kiếm Các, nên Hậu chủ Lưu Thiện bèn lệnh cho Gia Cát Chiêm đem quân ra chặn Đặng Ngải.
Gia Cát Chiêm vâng mệnh lĩnh quân, đem theo các tướng bao gồm Gia Cát Thượng (con trai Chiêm), Trương Tuần (cháu Trương Phi), Hoàng Sùng, Lý Cầu ra ứng chiến.
Mặc dù hàng ngũ của Chiêm hầu hết là con cháu của các khai quốc công thần, tuy nhiên với danh phận là hậu duệ của Thừa tướng Gia Cát Lượng, Gia Cát Chiêm vẫn là người có tiếng nói hơn cả.
Cũng bởi vậy mà ông đã bỏ qua lời khuyên cấp tốc chiếm giữ những nơi hiểm yếu của Hoàng Sùng, đánh mất thời cơ quý giá để tiêu diệt quân địch.
Trong trận chiến quyết định tại cửa ải Miên Trúc, Gia Cát Chiêm tiếp tục đưa ra nhiều quyết sách sai lầm khiến quân Thục mất đi ưu thế trước phe địch. Và khi đã bị dồn tới bước đường cùng, ông đành lựa chọn cách tự mình dẫn quân ra khỏi thành để liều chết.
Hậu quả của sự liều lĩnh này là Gia Cát Chiêm đã phải chịu cảnh "da ngựa bọc thây" ở tuổi 37. Con trai ruột của ông là Gia Cát Thượng cũng hy sinh trong trận tử chiến năm đó khi mới 19 tuổi.
Chúng tướng và các quân sĩ sau đó dù tử chiến nhưng không chống nổi quân Ngụy, ải Miên Trúc bị mất, Hậu chủ Lưu Thiện đầu hàng, Thục Hán cũng mất nước từ đây.
Gia Cat Luong va loi tien doan ung nghiem ve ket cuc cua hau due-Hinh-6
Có ý kiến cho rằng, nếu như Khổng Minh là một trong những khai quốc công thần của Thục Hán thì con trai ông lại chính là tội đồ khiến cơ nghiệp Thục quốc diệt vong. (Ảnh minh họa).

Nhìn lại hậu vận của Gia Cát Chiêm, không khó để nhận thấy ông quả thực từng sở hữu một tiền đồ xán lạn, nhưng sau cùng lại bỏ mạng vì chính những quyết sách sai lầm của mình. Và điều đáng nói hơn nữa là kết cục của hậu nhân dòng tộc Gia Cát ấy hoàn toàn trùng khớp với lời tiên liệu của Khổng Minh năm nào.
Cũng bởi vậy mà có ý kiến từng cho rằng, nếu Ngọa Long tiên sinh có thể sống lâu hơn, hậu vận của Gia Cát Chiêm và vương triều Thục Hán rất có thể sẽ được lịch sử viết lại theo một cách khác.

Theo Helino
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm