Khám phá

Gia đình duy nhất trong lịch sử việt có 3 đời đỗ trạng nguyên

Nhắc đến gia đình, dòng họ của ông, nhân dân xứ Nghệ có câu ca rằng: "Một nhà ba trạng nguyên ngồi, một gương từ mẫu mấy đời soi chung".

Danh tướng nhà Ngụy thảm sát toàn gia Võ thánh Quan Vũ là ai? / Bao Công qua đời, bộ tứ Vương Triều, Mã Hán, Trương Long, Triệu Hổ ra sao?

Hồ Tông Thốc là một trong những nhân tài khoa bảng lừng danh trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 17 tuổi, là một trong những trạng nguyên trẻ nhất trong nghìn năm khoa bảng nước nhà.

Hồ Tông Thốc (1234-?) quê ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ngày nay. Ông đỗ trạng nguyên thời nhà Trần, làm quan dưới thời vua Trần Nghệ Tông.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nối tiếp ông, con trai Hồ Tông Đốn và cháu ruột Hồ Tông Thành đều đỗ trạng nguyên. Đây là trường hợp duy nhất trong khoa cử Việt Nam có được vinh hiển đó. Nhắc đến gia đình, dòng họ của ông, nhân dân xứ Nghệ có câu ca rằng: "Một nhà ba trạng nguyên ngồi một gương từ mẫu mấy đời soi chung".

Hồ Tông Thốc là con nhà nghèo nhưng ham học và học giỏi, được nhân dân xem là bậc thần đồng. Ông sống cùng cha tại làng Trang Cuội (Yên Thành, Nghệ An). Sau đó, ông được cha gửi học một thầy đồ ở huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Nổi tiếng hay chữ, làm thơ hay, có trí nhớ rất tốt, Hồ Tông Thốc được thầy yêu mến, thường lấy ông để làm gương cho các bạn cùng học.

Theo sách “Kể chuyện thần đồng Việt Nam”, một lần vào dịp Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng), vị quan lớn họ Lê treo đèn, đặt tiệc, mời văn nhân đến nhà bình thơ. Hồ Tông Thốc bấy giờ còn nhỏ, cũng đến dự. Khi đề vừa đưa ra, ông làm liên tiếp 100 bài thơ, trong khi mọi người vẫn còn suy nghĩ chưa ra. Từ đó, tiếng tăm của ông vang danh khắp vùng, giới văn nhân không ai không kính phục.

Dưới thời vua Trần Nghệ Tông, Hồ Tông Thốc từng giữ chức Hàn Lâm học sĩ phụng chỉ kiêm Thẩm hình viện sứ. Ông đã soạn các bộ sách sử như: "Việt Nam thế chí" và "Việt sử cương mục". Tiếc rằng đến nay, cả 2 bộ sách đều đã thất lạc. Bộ "Việt sử cương mục" của ông được sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét: "Ghi chép thận trọng mà có phương pháp, bình luận sự việc thiết đáng mà không rườm rà, cũng gần hy vọng được".

 

Theo Hà Sơn/Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm