Pharaoh nữ tiếm quyền, giả làm đàn ông vĩ đại nhất Ai Cập cổ đại
Bí mật khó tin về xác ướp Pharaoh vĩ đại nhất Ai Cập / Lỗ hổng bí ẩn gần Đại kim tự tháp Giza dẫn tới kho báu của hoàng đế Ai Cập?
Lịch sử thế giới từng chứng kiến nhiều trường hợp nữ giới nắm trong tay quyền lực tối thượng, thể hiện khả năng lãnh đạo xuất chúng không thua kém gì nam giới. Ngay từ thời Ai Cập cổ đại, lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp phụ nữ nắm giữ ngôi vị pharaoh – người đứng đầu nhà nước.
Trong đó, nữ hoàng Hatshepsut được biết đến là nữ pharaoh quyền lực nhất với thời gian trị vị lâu nhất, cùng với tài năng kiệt xuất, lèo lái một thời kỳ phát triển rực rỡ của Ai Cập.
Vị nữ hoàng nắm trọn vẹn quyền lực đầu tiên của Ai Cập cổ đại
Nữ hoàng Hatshepsut thường bị nhầm lẫn là nữ hoàng đầu tiên trị vì Ai Cập. Theo trang History.com, Hatshepshut chỉ là người phụ nữ thứ ba giữ chức pharaoh trong suốt 3.000 năm tồn tại của Ai Cập cổ đại nhưng bà là nữ giới đầu tiên nắm trọn vẹn quyền lực tối cao trong tay. Phải đến 14 thế kỷ sau, khi Cleopatra lên ngôi, lịch sử mới chứng kiến nữ hoàng thứ hai có toàn quyền điều hành đất nươc.
Sinh năm 1508 trước Công nguyên (TCN), Hatshepsut là người con duy nhất của vua Thutmose I và vợ, nữ hoàng Ahmose. Tên của bà mang nghĩa là “người phụ nữ cao quý đứng trên tất cả”.
Khi Hatshepsut 12 tuổi, cha bà qua đời. Bà kết hôn với vua Thutmose II - người anh cùng cha khác mẹ (một tập tục phổ biến thời đó) và là chính phi. 15 năm sau, ở tuổi 27, Hatshepsut sớm rơi vào cảnh góa chồng khi vua Thutmose II chết.
Trong các bức tượng và tranh vẽ ghi lại thời kỳ bà nắm quyền, Hatshepsut thường được miêu tả dưới hình ảnh một nam pharaoh mạnh mẽ với chòm râu đặc trưng.
Hai người có một người con gái tên Neferure. Song, người lên ngôi kế vị vua cha lại là Thumose III, con của Thutmose II với một người vợ khác. Khi đó, vua Thutmose III mới 10 tuổi, còn quá nhỏ để cai trị đất nước nên theo luật lệ hoàng gia, Hatshepsut giữ vị trí nhiếp chính, cố vấn cho vị vua nhỏ tuổi đến khi vua đến tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, sau chưa đầy 7 năm, Hatshepsut đã thực hiện bước đi chưa từng có khi tự công nhận toàn bộ danh hiệu và quyền lực của một pharaoh. Pháp luật Ai Cập cổ đại không cấm phụ nữ trở thành pharaoh nhưng theo quan niệm thời kì đó, việc nữ giới thừa kế ngai vàng bị coi là làm lung lay các giá trị cốt lõi của người Ai Cập.
Theo luật lệ, một phụ nữ không thể nắm quyền trị vì mà phải đồng cai trị với một pharaoh nam khác. Nhưng Hatshepsut từ chối tuân theo quy định này và năm 1437 TCN, bà tự sắc phong cho mình trở thành pharaoh và đổi tên gọi từ Hatshepsut sang Hatshepsu.
Mặc dù các nhà Ai Cập học trước đây cho rằng hành vi tiếm quyền biểu hiện tham vọng của nữ hoàng nhưng các học giả gần đây cho rằng quyết định lên ngôi này xuất phát từ một cuộc khủng hoảng chính trị trong nội bộ hoàng gia và Hatshepsut hành động như vậy để giữ ngai vàng của Thutmose III khi nhận thấy quyền lực đang lung lay.
Hai thập kỷ cai trị Ai Cập cổ đại thành công rực rỡ
Nhận thức việc nắm trong tay toàn bộ quyền hành và sức mạnh gây nhiều tranh cãi trong đất nước, Hatshepsut kiên quyết đấu tranh để bảo vệ tính hợp pháp của vị trí bà nắm giữ. Nữ hoàng không ngần ngại nhấn mạnh dòng dõi hoàng gia và tuyên bố vị vua cha quá cố đã truyền ngôi cho bà.
Bên cạnh đó, Hatshepsut không ngừng xây dựng hình tượng một nữ hoàng tối cao trong mắt người dân Ai Cập. Qua các bức tượng điêu khắc và tranh vẽ thời kỳ đó, Hatshepsut được miêu tả như một nam pharaoh quyền uy. Theo sử sách, nữ hoàng đã buộc hoàng gia phác họa mình với những đường nét nam tính như râu giả, cơ bắp lớn. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bằng chứng cho thấy Hatshepsut xuất hiện trong hình ảnh một nữ hoàng truyền thống.
Trong 21 năm cai trị Ai Cập, Nữ hoàng Hatshepsut cho xây dựng rất nhiều công trình nguy nga, tráng lệ cũng như đưa Ai Cập trở thành quốc gia hùng mạnh, thịnh vượng.Với tài năng lãnh đạo xuất sắc không kém gì nam giới, nữ hoàng đã tạo nên một triều đại giàu mạnh, phát triển cả về thương mại và nghệ thuật.
Đền thờ Deir el-Bahari của Hatshepsut trong Thung lũng của các vị vua tại Ai Cập.Không muốn lưu lại bất kì bằng chứng nào cho thấy một người phụ nữ từng cai trị Ai Cập, pharaoh tiếp theo đã cho phá hủy lăng mộ cùng nhiều công trình khác liên quan đến Hatshepsut. |
Giới sử gia tin rằng Hatshepsut từng đích thân dẫn binh, chỉ huy quân đội chiến đấu và giành được thắng lợi ở Nubia và Syria trong những năm đầu cầm quyền. Nhờ vậy, lãnh thổ Ai Cập ngày càng mở rộng.
Nữ hoàng Hatshepsut được đánh giá là một trong những nữ hoàng quyền lực nhất trong lịch sử thế giới cổ đại. Trong thời gian trị vì, nhờ những đóng góp lớn trong việc cải thiện đời sống nhân dân nên bà rất được lòng người dân Ai Cập.
Năm 1458 TCN, Hatshepsut qua đời ở tuổi 50. Thutmose III trị vì trong 30 năm tiếp theo và yêu cầu xóa bỏ mọi dấu tích về thời kỳ cai trị của Hatshepsut. Ông cũng ra lệnh phá hủy, xóa hết hình ảnh của Hatshepsut trong những đền thờ và tượng đài.
Nguyên nhân của hành động này được cho là Thutmose III không muốn lưu lại bằng chứng nào cho thấy Ai Cập từng nằm dưới sự lãnh đạo của một người phụ nữ. Bởi vậy, các học giả biết rất ít về sự tồn tại của Hatshepsut. Đến năm 2007, xác ướp của nữ hoàng được tìm thấy, mở ra nhiều cơ hội tìm hiểu về người phụ nữ vĩ đại của Ai Cập cổ đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé