Giả thiết đáng sợ về cái chết của Tần Thuỷ Hoàng
Cực sốc: Tần Thủy Hoàng không phải bạo chúa tàn độc? / Tần Thủy Hoàng cả đời không dám lập ai làm hoàng hậu, tại sao?
Vị thuốc trường sinh bất tử
Tần Thủy Hoàng tàn bạo là thế nhưng lại là vị vua bị ám ảnh và quá sợ cái chết. Vào những năm cuối đời ông tuyệt vọng
Những năm cuối đời. Tần Thủy Hoàng sợ cái chết và tuyệt vọng tìm kiếm thuốc trường sinh, được cho là sẽ giúp ông sống và an vị mãi mãi. Nhiều kẻ nịnh thần cũng nhân cơ hội để lừa bịp vị vua đáng thương.
Theo lời kể lại, Tần Thủy Hoàng cho quan Từ Phúc chở hàng trăm đồng nữ, đồng nam đi tìm kiếm núi Bồng Lai thần bí nhưng thất bại.
Sau đó, ông lại quay sang đầu tư nghiên cứu giả kim thuật. Song dường như vì quá lo sợ cái chết sẽ ập đến nên mọi vị thuốc được người đời đồn đại, ca tụng, Tần Thủy Hoàng đều thử.
Và một trong những vị thuốc kịch độc được giới nghiên cứu cho là nguyên nhân gây nên cái chết của Thủy Hoàng. Đó chính là thủy ngân. Một số nguồn sử kí cho rằng, Thủy Hoàng đã uống các viên thuốc trường sinh có nguyên liệu từ thủy ngân để biến mình thành bất tử. Song chính những thứ đó đã gây nên cái chết oan ức cho vị vua này.
Tần Thủy Hoàng mất là do mắc bệnh?
Có 2 luồng ý kiến về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Tần Thủy Hoàng. Họ chủ yếu ủng hộ 2 ý kiến dưới đây:
Giả thiết đầu tiên: Tần Thủy Hoàng mất là do mắc bệnh.
Thông qua các miêu tả của "Sử ký", những người ủng hộ ý kiến này cho rằng Tần Thủy Hoàng từ nhỏ đã mắc bệnh, lại ốm yếu, sau này buộc phải trưởng thành trong hoàn cảnh phức tạp, hơn nữa từ khi lên ngôi còn bạt mạng làm việc lao lực, do đó ắt không thể mạnh khỏe như người thường bất luận là về thể chất hay tâm lý.
Tờ báo Sina còn nhận định, rất có khả năng vị Hoàng đế này từ thuở thiếu thời đã xuất hiện một số triệu chứng của bệnh lý về viêm màng não. Thêm vào đó, những chuyến tuần du dài ngày bằng xe ngựa trong thời tiết nóng nực đã khiến ông mắc thêm chứng động kinh vào trước lúc qua đời.
Giả thiết thứ hai được nhà sử học Quách Mạt Nhược ủng hộ lại khẳng định: Tần Thủy Hoàng có khả năng rất cao là bị người khác mưu hại. Do đó cái chết của ông bị coi là hết sức bất thường.
Theo ý kiến của Quách Mạt Nhược, nhà vua khi đó dù quả thực có bệnh nhưng thần trí vẫn được coi là minh mẫn. Cũng theo ghi chép của "Sử ký", khi biết mình sắp qua đời, ông đã tự tay viết thư cho con trai cả là Phù Tô với nội dung:
"Con về Hàm Dương làm đám tang và chôn cất ta ở đấy".
Sau đó, bức thư có thể xem như di chiếu truyền ngôi này đã được Thủy Hoàng sai thái giám thân tín Triệu Cao phái người truyền gấp tới biên quan phía Tây Bắc cho Phù Tô.
Thế nhưng hoạn quan họ Triệu khi đó có mưu đồ riêng, lại ủng hộ con thứ Hồ Hợi nên đã cố tình trì hoãn. Cuối cùng, Hồ Hợi vì lo sợ "đêm dài lắm mộng", do đó đã liên thủ với Triệu Cao ám sát chính cha ruột của mình.
Quan điểm của Quách Mạt Nhược cũng cho rằng, Hồ Hợi rất có thể đã dùng một cây đinh sắt dài 3 tấc để đóng vào đầu Tần Thủy Hoàng và khiến ông bỏ mạng.
*Title do Kiến Thức biên tập lại
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá Việt Nam suýt bị tuyệt chủng, giờ hồi sinh kỳ diệu, là món đặc sản trị giá hàng triệu đồng
Có 1 món loại pháp thuật Bồ Đề Tổ Sư không truyền cho Tôn Ngộ Không, ngẫm lại thấy quá đúng đắn
Đây chính là vũ khí mạnh nhất Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không phải đi cầu cứu, Phật Tổ Như Lai cũng bị đả thương
Xem Tây Du Ký hàng chục năm chưa chắc trả lời được câu hỏi 'Tôn Ngộ Không có phải yêu quái không?'
7 cái tên của Tôn Ngộ Không ngay cả fan 38 năm cũng nhiều người không thể liệt kê hết
Tây Du Ký 1986: Trước khi trở thành huynh đệ, Trư Bát Giới từng 'ghi thù' Tôn Ngộ Không 1 chuyện suốt hơn 500 năm