Trong lăng Tần Thủy Hoàng, giữa các hàng tượng đất nung luôn có những bức tường đất cao theo thứ tự. Vậy lý do gì các nhà khảo cổ không phá bỏ hoặc khai quật những bức tường ấy.
Thách thức với những người thợ thủ công bởi diện tích và quy mô lăng mộ
Theo sách "Trung Quốc khảo cổ học" của tác giả Hạ Cao Quyển xuất bản năm 2003. Vào thời nhà Thương, thủ tục an táng của tầng lớp quý tộc rất tàn bạo, họ thường chôn sống cả gia nhân thậm chí người thân vào hầm mộ của người chết cùng với vàng bạc, của cải mà người chết từng sở hữu lúc sinh thời.
Đến thời nhà Chu, hủ tục này mới bị bãi bỏ, thay vào đó người ta chôn hình nhân có thể làm từ gốm hoặc đất.
Tuy nhiên, nảy sinh một vấn đề là người chết địa vị càng cao (có thể là hoàng đế) thì số lượng gia nhân, nô bộc, tì thiếp ngày càng đông. Và như vậy thực sự là một thách thức cho các thợ thủ công đúc hoặc làm hình nhân thế mạng và như vậy thì yêu cầu lăng mộ là rất lớn.
Đến thời Tần, Tần Thủy Hoàng thậm chí còn muốn mang theo cả một "đội quân". Chính vì thế, không ngạc nhiên khi Lăng mộ Tần Thủy Hoàng có diện tích vô cùng lớn, mộ phần mới khai quật hiện nay cũng chỉ là một phần của toàn lăng mộ. Các nhà khảo cổ ước tình diện tích lăng mộ này có thể gấp tới...78 lần diện tích Tử Cấm Thành.
Với quy mô rộng lớn khủng khiếp như vậy. Hơn nữa, theo yêu cầu cầu của hoàng đế là mỗi chiến binh đất nung sẽ được mô phỏng từ một người thật, kích cỡ, gương mặt không giống nhau thì việc những người thợ đúc tượng phải hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo sự phân biệt tránh việc như dựa vào một hình mẫu chiến binh mà nhầm lẫn đúc nhiều hơn một bức tượng là điều cần thiết.
Vì vậy họ phải nghĩ ra phương pháp để tránh tình trạng trên. Và những bức tường có thể là phương pháp hữu dụng.
Yếu tố kĩ thuật lẫn quy tắc xã hội cũng là nguyên nhân xuất hiện của các bức tường
Một trong những điều mà người hiện đại lẫn cổ đại lo sợ nhất khi đào dù chỉ là một đường hầm đó chính là vấn đề sạt lở.
Sẽ rất nguy hiểm nếu khi đào lăng mộ lớn với số lượng người lớn mà xảy ra hiện tượng sập hầm.
Vì vậy khi đúc các chiến binh đất nung và đào hầm, việc để lại những bức tường đất như một "trụ đỡ tự nhiên" để tránh rủi ro này.
Hơn nữa, những bức tường này cũng chính là đảm bảo cho phân cách các căn phòng để đặt các chiến binh trong lăng mộ.
Những bức tường này nằm cách nhau không quá ba mét, khá lý tưởng để vừa đảm bảo làm tường trụ, vừa đảm bảo độ rộng cho một căn phòng. Chất liệu của các bức tường cho thấy có cả gỗ thông và mặt gỗ được phủ thảm rơm, sau đó được phủ đầy đất nện.
Ngoài ra, cùng với sự phân biệt đẳng cấp xã hội thời xưa, những bức tường đất này còn thể hiện sự khác biệt giữa xuất thân của những người lính, những người lính xuất thân là nông dân, nô lệ hay hàng binh chắc chắn sẽ không thể đứng cùng hàng với những chiến binh xuất thân từ con nhà quan lại hay quý tộc.
Đồng thời những người là lính cấp bậc thấp không thể đứng ngang với các cấp chỉ huy, tướng lĩnh.
Xem xét từ góc độ bảo vệ di tích văn hóa. Trước kia khi phát hiện ra những chiến binh đất nung thì mỗi chiến binh đều được phủ những lớp sơn, có màu sắc đa dạng, nhưng các nhà khảo cổ đã để chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khiến những lớp sơn bị mất và chỉ còn lớp đất nung.
Chúng ta có thể thấy các chiến binh đất nung ngày nay đều chỉ có màu đất trong khi hơn 2000 năm trước thì đa sắc hơn nhiều. Điều này khó tránh khỏi bởi sự tàn phá của của thời gian cũng là không nhỏ.
Không ai dám đảm bảo việc khai phá, tác động lên các bức tường sẽ không gây ra hậu quả. Vậy nên, biện pháp an toàn được lựa chọn, các chuyên gia sẽ đợi đến khi tiến bộ khoa học, công nghệ cho phép để quyết định bước tiếp theo.
Từ những quan điểm tôn trọng quy tắc của người cổ đại và duy trì tính xác thực của các di tích văn hóa, lý do không di chuyển hay tác động những bức tường đất này là hợp lý, chưa kể sẽ sự ảnh hưởng tới các chiến binh đất nung khi tiến hành khai quật vào các bức tường.
Theo kienthuc.net.vn