Giả thuyết mới tiết lộ về cái chết của Alexander Đại đế
Vụ ám sát tổng thống Mỹ và nỗi ám ảnh về lời nguyền chết chóc / Hóa thạch của chuột tiền sử có kích thước bằng con người
Một nghiên cứu của Tiến sĩ Kinda Hall từ Trường Y khoa Dunedin ở New Zealand cho thấy, Hội chứng Guillain-Barré (rối loạn tự miễn dịch) hiếm gặp có thể là nguyên nhân kết liễu cuộc đời nhà cai trị người Macedonia Alexander Đại đế chỉ trong vài ngày. Tiến sĩ Hall cho biết rằng phỏng đoán của cô có thể chứng minh cái chết của vị Hoàng đế này là trường hợp chẩn đoán sai bệnh nổi tiếng nhất từng được ghi nhận.
Căn bệnh này hiếm gặp tới nỗi cứ 100.000 người thì có 2 người mắc phải, hiện đã có thể điều trị thành công. Bị gây ra bởi nhiễm trùng, điều này khiến hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công hệ thống thần kinh của bản thân, dẫn đến tê liệt. Đồng thời, nó không tác động đến não nạn nhân, cho phép họ duy trì ý thức, điều này phù hợp với mô tả của những ngày cuối cùng của Alexander trong văn thư.
Ở tuổi 32, sau một bữa tiệc mà ông uống hơn chục ly rượu, Alexander Đại đế bắt đầu bị đau bụng và bị sốt cao, không thể di chuyển bất cứ thứ gì ngoài mắt và tay chỉ sau vài ngày đầu tiên. Vào ngày thứ 11, vị Hoàng đế được tuyên bố là đã băng hà (được cho là không có dấu hiệu thở vào thời điểm đó).
Trong nhiều thế kỷ, các giả thuyết về nguyên nhân gây ra cái chết bí ẩn của ông bao gồm sốt thương hàn, nghiện rượu và ngộ độc; tuy nhiên, như Hall nói với tờ The Sun, cô muốn kích thích các cuộc tranh luận và thảo luận mới và có thể viết lại những cuốn sách lịch sử bằng cách lập luận rằng cái chết thực sự của Hoàng đế Alexander đã muộn hơn 6 ngày so với lịch sử ban đầu.
Theo nghiên cứu, được công bố trên cuốn sách The Ancient History Bulletin, Alexander Đại đế vẫn còn tỉnh táo cho tới lúc chết, chỉ có điều toàn bộ cơ thể đã bất động còn hơi thở rất yếu khiến ngự y khó nhận ra. Điều này, cùng với các báo cáo về mức độ tê liệt ngày càng tăng của ông đã khiến các học giả đưa ra kết luận rằng chứng nhiễm khuẩn đường ruột campylobacter đã gây ra hội chứng rối loạn tự miễn dịch của ông.
Căn bệnh hiếm gặp này cũng lý giải cho truyền thuyết kể lại rằng cơ thể của vị Hoàng đế Macedonia và Ba Tư không có bất cứ dấu hiệu mục rữa nào. Thi thể của Hoàng đế Alexander vẫn không bị phân hủy ngay cả những ngày sau khi được tuyên bố là đã chết và quá tình chuẩn bị cho việc chôn cất đã bắt đầu, như một dấu hiệu của bản chất thần thánh của ông đối với những người cùng thời - nhưng đó có thể là bằng chứng rõ ràng hơn rằng ông vẫn còn sống trong suốt những ngày sau đó..
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?