Giải mã bí ẩn gây "sốc" về loài rắn: Từng có chân
Rắn hổ mang "mặt cười" xuất hiện ở Ấn Độ / Vì sao rắn hổ mang xẻ thịt nhau lại không trúng độc chết?
Theo thông tin đăng tải trên tạp chí Science Advances, các nhà khoa học từ Argentina, Mỹ, Canada và Úc vừa báo cáo về việc phát hiện ra 8 hộp sọ và 3 mảnh xương cùng với chân sau của con rắn phấn Najash rionegrina.
Hóa thạch của loài rắn từng có chân được tìm thấy ở tỉnh Rio Negro của Argentina. Tuổi của chúng là khoảng 90 triệu năm.
Kết quả nghiên cứu đã tiết lộ nhiều sự thực thú vị, các nhà khoa học đã cố gắng khôi phục chuỗi thay đổi tiến hóa đã biến thằn lằn thành rắn.
Họ phát hiện những thay đổi chính yếu là kéo dài thân thể, rụng mất chân và xuất hiện hộp sọ linh hoạt, cho thấysự thích nghi của động vật có xương sống với điều kiện sống và dinh dưỡng cụ thể.
Ngoài ra, các nhànghiên cứu cũng xây dựng được mô hình ba chiều của hộp sọ rắn Najash rionegrina và nghiên cứu nó rất chi tiết.Theo một trong các tác giả nghiên cứu, hộp sọ linh hoạt giúp rắn nuốt được con mồi lớn.
Dữ liệu mới thu được trong quá trình nghiên cứu cũng cho phép các nhà khoa học xây dựng cây phả hệ tiến hóa loài rắn, dựa trên khám phá thực tế là trong giai đoạn 70 triệu năm phát triển đầu tiên, loài rắn từng có các chân sau không lớn, nhưng hình dạng hoàn hảo.
Michael Lee từ Đại học Flinder, một tác giả khác của nghiên cứu cho biết, những con rắn nguyên thủy có đôi chân nhỏ này không chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp. Cơ thể hoàn hảo của chúng tồn tại trong nhiều triệu năm và cho phép chúng tồn tại ở môi trường trên cạn cũng như dưới nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
Loài rắn từng có chân. Ảnh minh họa