Khám phá

Giải mã bí ẩn lịch sử của căn biệt thự 35 triệu USD giữa lòng Sài Gòn

Mặc dù chưa thể khẳng định thời gian xây dựng chính xác nhưng để có cơ sở trùng tu căn biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần, các kiến trúc sư đã phải… tìm về quá khứ.

Ngắm vẻ đẹp 'quên sầu' của những loài phong lan siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam / Thợ săn Nga phát hiện vật thể lạ trong rừng hẻo lánh


Clip một số chi tiết bên trong biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần.

Vừa qua, hội thảo “Bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa tại TP.HCM” đã diễn ra với sự tham gia của khoảng 100 đại biểu là các cán bộ quản lý nhà nước, các chuyên gia, kiến trúc sư trong và ngoài nước,… Trong đó, phần trình bày của kiến trúc sư (KTS) người Pháp Nicolas Viste - Trưởng nhóm trùng tu căn biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần (Q.3, TP.HCM) đã gây ấn tượng mạnh tại hội thảo bởi những hình ảnh, clip rất đẹp mắt và những thông tin lần đầu tiết lộ về công trình này.

>> Xem thêm: Loài nấm thần dược phòng the được bán giá 'cắt cổ'

giai ma bi an lich su cua can biet thu 35 trieu usd giua long sai gon hinh anh 1

Một số hình ảnh căn biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần nhìn từ bên ngoài.

Theo KTS Nicolas, đây là một công trình ngoại hạng vào thời của nó, và căn biệt thự này có các tính năng độc đáo mà chỉ nó mới có tại thời điểm đó. Để tìm hiểu lịch sử, vật tư sử dụng, ý nghĩa của các họa tiết thiết kế, màu sắc, nước sơn,… của căn biệt thự, các chuyên gia đã miệt mài làm việc trong suốt 2 năm qua.

>> Xem thêm: Chiêm ngưỡng đồ gỗ quý ngàn tuổi của đại gia Việt

“Biệt thự này được xem là báu vật quốc gia nhờ vào các thiết kế mô phỏng một cách đặc biệt về văn hóa Việt Nam mà đã bị bỏ quên theo thời gian. Nhà thiết kế biệt thự này đã chọn lựa những phương pháp tân tiến nhất và vật liệu chất lượng nhất thời đó để tạo nên một kết cấu biệt thự bền vững theo thời gian”, KTS Nicolas đánh giá.

giai ma bi an lich su cua can biet thu 35 trieu usd giua long sai gon hinh anh 2

KTS Nicolas Viste đang chia sẻ về công trình nghiên cứu căn biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần.

 

Qua những bằng chứng thu thập được, KTS Nicolas khẳng định, công trình này không thể được xây dựng trong những năm 1920 - 1922, cũng không phải năm 1924 về trước, mà ít nhất phải từ năm 1924 trở về sau. “Chúng tôi tin rằng ngôi biệt thự này được xây dựng vào năm 1927, thời Pháp thuộc”, KTS Nicolas nói.

>> Xem thêm: Ngỡ ngàng ngắm bộ ba cây cảnh được hét giá hơn 2 tỷ đồng

Cho tới khi Công ty Minerva mua lại căn biệt thự vào cuối năm 2015 với số tiền 35 triệu USD (hơn 800 tỉ đồng), họ đã có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu tất cả các phần chỉnh sửa. Những chi tiết chỉnh sửa khi quân đội Pháp sử dụng ngôi nhà làm trụ sở chỉ huy vào giữa năm 1946 đến năm 1955 vẫn còn thể hiện theo khối dọc song song với đường Bà Huyện Thanh Quan.

giai ma bi an lich su cua can biet thu 35 trieu usd giua long sai gon hinh anh 3

Một số hình ảnh bên trong biệt thự.

 

Nghiên cứu cũng khẳng định rằng, biệt thự đã được sử dụng một phần làm trường dạy ngoại ngữ vào những năm 1960 - 1970. Khi đó, do nhu cầu gia tăng diện tích các phòng học, khối công trình mới nhất ở mặt đường Bà Huyện Thanh Quan đã được xây dựng thêm.

>> Xem thêm: Cặp bonsai mọc trên gốc cây củi mục “trăm tuổi” giá bạc tỷ ở Hà Nội

Về vật liệu xây dựng, KTS Nicolas cho biết, loại gạch được sử dụng không phải là loại gạch mà Pháp thường dùng cho nhiều công trình lúc bấy giờ, mà đó là loại gạch được thiết kế riêng mang đậm chất Sài Gòn.

“Chúng tôi vô cùng sửng sốt về các vật tư như gạch bông. Những viên gạch này rất Việt Nam nhưng được sản xuất tại Pháp. Họ chỉ thiết kế ở Việt Nam rồi đưa sang Pháp làm. Chúng tôi đã rất khó khăn để tìm ra các công ty làm loại gạch này”, ông Nicolas chia sẻ.

giai ma bi an lich su cua can biet thu 35 trieu usd giua long sai gon hinh anh 4

Phần mái nhà đã bị hư hỏng nặng theo thời gian.

 

Theo KTS Nicolas, cách trộn bê tông để xây dựng căn biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần cũng rất mới tại thời gian đó. Ngoài ra, nhóm của ông Nicolas đã phải nhờ tới các chuyên gia và người lớn tuổi tại Huế, các chuyên gia vật tư của Pháp, Ý để nghiên cứu về nước sơn cũng như phương pháp sơn được sử dụng trong thời gian này. Trong khi đó, một nhóm chuyên gia người Đức đã đóng vai trò lớn trong việc nghiên cứu về phương pháp lắp ghép của những viên gạch trong công trình.

giai ma bi an lich su cua can biet thu 35 trieu usd giua long sai gon hinh anh 5

Kết cấu phần mái rất đặc biệt, đã được nhóm nghiên cứu phác họa lại.

Mặc dù căn biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần là một minh chứng lịch sử to lớn, nhưng KTS Nicolas cho biết đã có nhiều thành phần bị hư hại theo thời gian, phần lớn ở nóc nhà, các bức bích họa, nước sơn cùng những bong tróc phần bên ngoài.

Chính vì lý do đó, đội ngũ trùng tu do KTS Nicolas Viste làm trưởng nhóm đã đi tìm hiểu lịch sử, vật tư, phác họa lại mọi thứ về căn biệt thự từ thiết kế, kết cấu tới màu sắc,… nhằm trùng tu công trình sát với phiên bản gốc nhất có thể.

 

>> Xem thêm: Hà Nội: Có gì đặc biệt ở cây sanh 'Đại thế vân tùng' giá 10 tỷ dát tới 5 cây vàng?

Dự kiến, giữa tháng 12/2018, biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần sẽ chính thức được trùng tu. Đầu tiên là sẽ phá bỏ những dãy nhà xung quanh được xây dựng sau này, sau đó sẽ trùng tu tòa nhà chính, hội trường âm nhạc, các nhà phụ, vườn, ba cổng vào và hàng rào. Thời gian trùng tu dự kiến kéo dài khoảng 3 năm.

Biệt thự 110 - 112 Võ Văn Tần là tòa nhà hai tầng được xây dựng trên mảnh đất tiếp giáp ba mặt đường: Nguyễn Thị Diệu, Bà Huyện Thanh Quan và Võ Văn Tần. Ngôi nhà nguyên thủy có diện tích xây dựng 1.100m2, trong một khuôn viên rộng 2.800m2với khu vực cảnh quan rộng 1.700m2.
Tòa nhà có ba lối vào: Hai cổng chính trên đường Võ Văn Tần và một cổng phụ trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Không gian sử dụng bao gồm hai tầng lầu với tổng diện tích 1.780m2, được thiết kế theo hướng Bắc - Nam theo trình tự của từng khối công trình.
Phần chính của ngôi nhà rộng 990m2, bao gồm 16 phòng được kết nối với nhau bằng một cầu thang tráng lệ nằm tại trung tâm. Công trình mở rộng đằng sau bao gồm các khối công trình hẹp chỉ có một tầng lầu, trước khối công trình vuông góc dọc đường Nguyễn Thị Diệu.



Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm