Giải mã bí ẩn sinh học của ong mật Nam Phi
Ong có ngủ không, kinh khủng thế nào nếu ong tuyệt chủng? / Tại sao ong thợ lại bị ong chúa tẩy não?
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney đã xác định ra nguyên nhân dẫn đến bí ẩn này liên quan đến gene nằm trên nhiễm sắc thể 11, có tên GB45239, cho phép ong thợ sinh ra ong chúa. Sở dĩ đây là một bí ẩn bởi khả năng tất cả các con ong thợ đều có thể sinh ra ong chúa vô tính hoàn toàn bị hạn chế ở những con ong mật nằm ở Nam Phi.
Không chỉ thế, chính vì việc con ong thợ nào cũng có thể “tái sinh di truyền” thành ong chúa nên đã xảy ra xung đột trong nội bộ đàn ong mật Nam Phi thay vì đoàn kết để tìm kiếm thức ăn như những loài ong khác.
Giáo sư Benjamin Oldroyd từ Trường Khoa học Đời sống và Môi trường, cho biết: “Nó cực kỳ thú vị. Các nhà khoa học đã tìm kiếm gene này trong suốt 30 năm qua. Bây giờ chúng tôi đã biết nó trên nhiễm sắc thể 11 và đã giải quyết được một bí ẩn thực sự”.
Ngoài khả năng đặc biệt của các con ong thợ, loài ong mật Nam Phi này còn có những đặc điểm đặc biệt khác như buồng trứng lớn hơn và dễ dàng kích hoạt tạo ra kích thích tố “nữ hoàng”, cho phép chúng khẳng định sự thống trị sinh sản ở trong đàn ong. Sự thống trị cho phép xâm chiếm, sinh sản và thuyết phục những con ong của tổ ong khác nhau nuôi ấu trùng của chúng.
"Nghiên cứu sâu hơn về ong mật Nam Phi có thể cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về hai quá trình tiến hóa lớn đó là nguồn gốc của tình dục và nguồn gốc của các xã hội trong thế giới động vật", giáo sư Oldroyd nhấn mạnh. “Nếu chúng ta có thể điều khiển một cơ chế cho phép động vật sinh sản vô tính, thì đó sẽ có những ứng dụng quan trọng trong nông nghiệp, công nghệ sinh học và nhiều lĩnh vực khác”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
5 loài rắn độc nhất thế giới: Có 1 loài xếp ở vị trí số 2 vô cùng quen thuộc ở Việt Nam
CLIP: Cuộc chiến sinh tử của rắn với chú sóc, cái kết thảm khốc cho kẻ thua cuộc
Phát hiện đầu sói khổng lồ ở vùng băng vĩnh cửu ở Nga, hóa ra là một con sói cổ từ 40.000 năm trước, nếu được bảo tồn có thể sẽ “hồi sinh”