Giải mã bí ẩn sinh sản của kangaroo: 3 âm đạo, 2 tử cung nhưng chỉ ‘xuất chuồng’ 1 con/lần
Giải mã lý do bình nhiên liệu được đặt ở cánh máy bay mà không lo bị gãy / CLIP: Kỳ lạ khoảnh khắc cá hồi bơi qua đường quốc lộ ở Washington, Mỹ
Kangaroo.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao lại "nhiều cửa" như vậy mà chỉ "xuất xưởng" một đứa? Câu trả lời liên quan mật thiết đến môi trường sống khắc nghiệt của nước Úc – quê hương của loài thú có túi này. Hệ thống sinh sản độc đáo giúp kangaroo cái có thể “nuôi con đa nhiệm” – nghĩa là có thể mang thai, nuôi con trong túi và… dự trữ thêm một phôi thai sẵn sàng "lên sàn" khi cần thiết.
Theo Tiến sĩ Marcie Logsdon, Phó giáo sư tại Đại học Bang Washington, một kangaroo mẹ có thể đang nuôi một con trong túi, đồng thời mang thai một con khác nhưng vẫn chưa để nó phát triển. Hệ thống ba âm đạo và hai tử cung cho phép chúng quản lý mọi thứ một cách "đa nhiệm" đỉnh cao. Hai âm đạo bên cho phép tinh trùng của kangaroo đực (dù chỉ có một dương vật, không phải hai ngạnh như nhiều loài thú có túi khác) đi vào và thụ tinh cho trứng. Trứng sau đó được cấy vào một trong hai tử cung – tùy cái nào đang trống. Nhưng nếu lúc đó mẹ đã có một bé trong túi rồi, thì phôi thai mới sẽ bị "delay" – không phát triển thêm cho đến khi điều kiện thuận lợi.
Nghe như “chế độ ngủ đông” phiên bản kangaroo đúng không? Kelly Forrester, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Alberta và đồng tác giả nhiều công trình nghiên cứu về sinh sản kangaroo, chia sẻ: “Phôi thai đã thụ tinh đó sẽ nằm im và chờ đợi – hoặc là đợi em bé trong túi đủ lớn để rời đi, hoặc chờ điều kiện môi trường ổn định hơn như hết hạn hán hay khi mẹ có đủ sữa để nuôi tiếp”. Chính sự linh hoạt này giúp tăng cơ hội sống sót cho các thế hệ kangaroo con – một điều vô cùng quan trọng ở môi trường tự nhiên đầy thử thách như nước Úc.
Một chú kangaroo con khi mới sinh ra chỉ bé bằng hạt đậu và hoàn toàn chưa phát triển. Nó phải chui vào túi mẹ, bám vào một núm vú cố định và “dưỡng sinh” trong vòng 10 tháng đầu tiên. Trong thời gian đó, nó dần biến hình từ cục bột hồng hồng gầy gò thành sinh vật có lông mượt mà mà bạn hay thấy trong ảnh mạng. 8 tháng sau đó, dù đã biết chui ra chui vào túi và bắt đầu tập nhảy, bé vẫn chưa thể điều chỉnh thân nhiệt, nên vẫn cần mẹ bảo bọc.
Quá trình này đòi hỏi rất nhiều năng lượng từ mẹ. Nếu gặp hạn hán – không có đủ thức ăn để sản xuất sữa – con non trong túi có thể không sống sót. Vì vậy, kangaroo mẹ cần luôn sẵn sàng “kích hoạt” phôi thai tiếp theo để đảm bảo dòng giống không bị đứt đoạn.
Điểm thú vị khác là âm đạo trung tâm của kangaroo cái thực ra không thông với bên ngoài cho đến khi chúng mang thai lần đầu tiên. Khi đến lúc "sinh con", đường này mới được "khai thông" để tạo lối ra cho bé – giống như cơ thể bật chế độ sinh sản khi cần thiết vậy. Đặc biệt, hai đường tiết niệu của chúng cũng chạy qua khoảng không giữa ba âm đạo – thêm một điểm khiến hệ sinh sản của kangaroo được đánh giá là một trong những hệ thống dị nhất thế giới động vật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đụng độ chó Rottweiler, rắn hổ mang chúa nhận cái kết thê thảm
CLIP: Bị sư tử đe dọa, trăn đá châu Phi tung cú đớp khiến chúa tể đồng cỏ sợ khiếp vía
CLIP: Nằm gọn trong miệng cá sấu, linh dương Impala vẫn thoát chết thần kỳ
CLIP: Đụng độ cầy Mangut, rắn hổ mang Nam Phi bị kẻ thù xé xác
Giải mã nguyên nhân rắn đã ngậm rượu cả năm vẫn lao ra tấn công người khi mở nắp
CLIP: Thiếu nữ 17 tuổi tay không đánh đuổi gấu nâu để bảo vệ thú cưng và cái kết đáng tự hào