Giải mã bí ẩn trên sa mạc Nazca từ vũ trụ
Tuyết rơi bất thường ở sa mạc Sahara, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp trên cát / Thung lũng cá voi khổng lồ giữa sa mạc Sahara
Cận cảnh một hố puquios hình xoắn ốc dị thường ở sa mạc Nasca, miền nam Peru. Ảnh: Shutterstock |
Bí ẩn bao trùm hàng loạt hố xoắn ốc, được xây dựng cẩn thận và ăn sâu xuống lòng đất ở vùng sa mạc Nasca, miền nam Peru. Những cấu trúc có hình dạng dị thường này được gọi là puquios.
Giới nghiên cứu không thể xác định được niên đại của các puquios thông qua các kỹ thuật định tuổi bằng cácbon truyền thống. Hơn thế nữa, người Nasca không để lại bất kỳ bằng chứng nào hé lộ thời điểm xây dựng chúng. Vì vậy, các nhà khảo cổ học đã mất nhiều thế kỷ để tìm hiểu về mục đích xây dựng các puquios, nhưng đều thất bại.
Chuyên gia Rosa Lasaponarac đến từ Viện phương pháp luận phân tích môi trường ở Italia dường như đã tìm được câu trả lời cho bí ẩn hóc búa trên nhờ nghiên cứu các hình ảnh chụp puquios từ bên ngoài không gian. Theo BBC, kết quả nghiên cứu đã hé lộ cách hệ thống đường hầm và hang hốc được tạo ra ở Nasca như thế nào.
Nhà nghiên cứu Lasaponarac tin rằng, mục đích chính của các puquios là giúp các cộng đồng dân cư sống sót ở một khu vực liên tục bị hạn hán tấn công. Về cơ bản, chúng được dùng như một hệ thống lưu trữ, rút lấy nước từ các tầng ngậm nước dưới mặt đất.
Bà Lasaponara giải thích: "Có một điều hiển nhiên là, hệ thống puquios trước đây chắc chắn phải phát triển hơn nhiều so với hiện trạng của nó ngày nay. Khai thác một nguồn cung cấp nước vô tận khắp cả năm như hệ thống puquios đã góp phần tạo nên một nền nông nghiệp chuyên sâu ở các thung lũng thuộc một trong những nơi khô hạn nhất thế giới".
Bà Lasaponara nói thêm rằng, người Nasca chắc chắn đã phải sử dụng "công nghệ chuyên dụng" để xây dựng hệ thống puquios. Các hố hình xoắn ốc phát huy tác dụng bằng cách dẫn gió thổi vào các kênh dưới lòng đất và gió sau đó buộc nước từ các hồ chứa ngầm chảy tới nơi cần nó. Bất kỳ lượng nước còn dư nào sau đó được trữ trong các bể trên bề mặt. Việc xây dựng hệ thống puquios này tốt đến mức một số hố hiện vẫn còn phát huy tác dụng.
Xây dựng được các puquios tiêu chuẩn cao như trên chắc chắn đòi hỏi sự hiểu biết toàn diện về địa chất cũng như các biến đổi về nguồn cung cấp nước hàng năm của khu vực. Điều thực sự gây ấn tượng là những nỗ lực, sự tổ chức và hợp tác quy mô lớn để có thể xây dựng và duy trì được hệ thống này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?