Tử Cấm Thành (nằm ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày nay) là trung tâm chính trị, nơi sinh sống của vua chúa 2 triều đại nhà Minh và Thanh.
Các cung điện đồ sộ trong Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc - vị hoàng đế kiệt xuất của triều Minh. Sau đó, Tử Cấm Thành không ngừng được xây dựng thêm, mở rộng hơn.
Thời xưa, vua chúa coi mình là chân mệnh thiên tử (con trời) nên họ có quyền lực tối cao. Các vị hoàng đế cũng cho rằng, cung điện của họ là "bản sao" được xây dựng giống thiên cung trên trời.
Một nơi thiêng liêng như vậy thì không thể để dân thường, lưu dân lui tới. Chính vì lẽ đó mà nó có tên là Tử Cấm Thành. Thậm chí, dưới triều nhà Thanh, vương công đại thần có thể vào được Tử Cấm Thành cũng hạn chế.
Tử Cấm Thành được phòng vệ nghiêm ngặt với tường rào, hào sâu, tầng tầng lớp lớp vệ quân dày đặc. Nhưng trong hơn 500 tồn tại, nơi đây vẫn xảy ra nhiều vụ án kinh thiên động địa.
Đạo sĩ lẻn vào cung thông dâm với cung nữ
Vào triều nhà Minh có rất nhiều hoàng đến tôn sùng đạo giáo. Vì thế trong xã hội xuất hiện nhiều đạo sĩ và thường xuyên được vào cung cấp. Cũng từ khe hở này mà đạo sĩ tìm cách trà trộn vào cung.
Sử sách ghi lại, vào năm thứ 12 đời Minh Hiến Tông (1476) có một yêu đạo tên Lý Tử Long đã dùng tà môn ngoại đạo làm u mê lòng người. Không ai hiểu ông ta đã giảng đạo gì mà thái giám và cung nữ trong cung rất tôn sùng ông ta. Thậm chí còn coi như thánh sống và thường xuyên dẫn vào cung cấm.
Đám thái giám còn dẫn ông ta vào vãn cảnh núi Vạn Thọ Cùng lúc ấy trong cung có cung nữ mơ muốn được hoàng thượng lâm hạnh để mang long thai nên đã mời Lý Tử Long đại sư đến làm phép. Ông ta giả thần giả quỷ để thông dâm với cung nữ này.
Sự việc chỉ bị bại lộ khi cấm vệ quân phát hiện ra. Ông ta cùng với nhiều thái giám bị chặt đầu bên trước dân chúng làm gương.
Việc này khiến Minh Hiến Tông lo lắng về sự an nguy của hoàng cung. Vì lẽ đóng mà ông thành lập Tây Xưởng. Đồng thời cho thái giám Uông Trực thống lĩnh Tây Xưởng. Cũng vì thế mà sinh ra chuyện tên thái giám này làm lũng loạn triều cương.
Hòa thượng lẻn vào hoàng cung
Khi nhà Thanh lên cai trị, cung cấm nghiêm minh hộ quân dũng mãnh vì thế cẩm thành tương đối là an toàn và bình yên. Nhưng sau đời Càn Long, trật tự xã hội không được như trước. Đến đời Gia Khánh các tổ chức tông giáo dân gian mọc lên rất nhiều.
Vào năm thứ 28
Càn Long (tức năm 1763), vào một ngày tháng Chạp lạnh giá, có một tăng nhân tên Hồng Ngọc vừa đi đường vừa lẩm bẩm khi đi đến trường Tây Hoa Môn thì muốn vào Tử Cấm Thành nhưng bị hộ vệ trực cổng thành ngăn lại.
Người này không chịu rời đi mà liên mồm nói xằng bậy. Đám hộ quân đành phải bắt giam vào ngục và thẩm vấn. Sau này thái y khám bệnh thì hóa ra tăng nhân này bị chứng bệnh thần kinh. Cuối cùng hắn được thả ra và giao lại cho viên tại Xương Bình Châu quản thúc.
Năm thứ 9 Gia Khánh (tức năm 1805) lại xảy ra một vụ án cung cấm. Vào tháng Giêng tại Kính huyện, phủ Ninh Quốc, An Huy có vị hòa thượng tên Liễu Hữu sau khi vân du đến núi Phổ Đà, Triết Giang đột nhiên nảy sinh ham muốn vào thành trình diện vua.
Ông ta tự tưởng tượng ra cảnh hoàng thượng ban thưởng cho mình làm trụ trì, Sau đó gặp mặt và mời đi tuần thú phương Nam. Nghĩ vậy, Liễu Hữu đi từ Giang Nam qua Sơn Đông đến Bắc Kinh.
Vì muốn bái kiến hoàng thượng mà ông nhiều lần quỳ trước Đông Hoa Môn để tìm cơ hội vào cung. Tuy nhiên, hộ quân không cho vào nhưng ông không nản lòng.
Nửa năm sau, trong cái rét căm căm, Liễu Hữu lại tiếp tục đến đứng ngoài Đông Hoa Môn nhưng lại bị hộ quân gác cổng đuổi đi. Lần này ông không rời đi mà đến bên ngoài Đông Hoa Môn của Cảnh Sơn ngồi suốt đêm.
Đến sáng sớm ông thấy vài người đốt đèn cầm hộp thức ăn đi về phía mình thì đoán đây là đội Bát Thành đang mang thực phẩm vào cung. Ông liền trà trộn vào đám người này đi qua Thần Vũ Môn.
Sau khi lọt vào trong, Liễu Hữu đi vào hành lang hẹp phía Đông bên phải nhưng thâm cung địa điện, tường cao, đêm tối ánh sáng không rõ nên đành men theo bờ tường đi về hướng Nam, chưa được bao xa thì bị vệ quân đi tuần ban đêm bắt giam.
Sự việc đến tai vua Gia Khánh, Liễu Hữu bị ép hoàn tục, đánh 60 trượng, lưu đầy một năm và đeo gông hai tháng thị uy trước dân chúng.
Theo Hương Quỳnh/Doanh nhân Việt Nam