Khám phá

Giải mã bí ẩn về lăng mộ của các hoàng đế Trung Hoa

Lăng tẩm hoàng gia các triều đại Trung Quốc là một quần thể các lăng tầm, mộ của các vua chúa, hoàng hậu, phi tần, công chúa.

Mỹ nhân hoàng tộc và "lời nguyền nghiệt ngã" ám ảnh cả hoàng gia / Những khoảnh khắc khó đỡ của "đại boss" khi nhìn thấy đồ ăn ngon

Lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh có giá trị lịch sử cao và là bằng chứng quan trọng cho việc nghiên cứu đời sống, chế độ mai táng, nghi lễ tế tụng cũng như các kỹ thuật xây dựng của người xưa. Không những vậy, Lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh còn là bằng chứng điển hình cho nghiên cứu về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, khoa học và nghệ thuật của Trung Quốc. Quần thể Lăng tẩm hoàng gia nhà Minh – Thanh gồm nhiều công trình kiến trúc trong đó có những công trình quan trọng như: Hiển Lăng, Đông Lăng và Tây Lăng nhà Thanh.

Hiển Lăng thời nhà Minh nằm tại thành phố Chung Tường tỉnh Hồ Bắc, được xây dựng vào thế kỷ thứ 16, là lăng tẩm của vua đời thứ 12 Nhà Minh. Tiền triều ở Hiển Lăng gồm Lăng Ân Môn, Lăng Ân Điện cùng tả điện và hữu điện. Khu hâu cung gồm Phương Thành, Minh Lâu, bia thánh hiệu, Bảo Thành, Bảo Đình... Phần phía trước là trung tâm hoạt động tế lễ thường ngày, phía sau là nơi đặt quan quách.

Đông Lăng nhà Thanh
Đông Lăng nhà Thanh

Tây Lăng nhà Thanh nằm trên địa bàn Huyện Dị tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh hơn 100km là khu lăng tẩm hoàng gia lớn thứ hai của nhà Thanh. Tây Lăng được xây dựng năm 1730 và hoàn thành vào năm 1915 (kéo dài 185 năm). Nơi đây có 16 cụm lăng tẩm với 402 kiến trúc cổ. Những kiến trúc này cơ bản dựa theo Hoàng cung nhà Thanh tức Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh.Đông Lăng nhà Thanh nằm trên địa bàn thành phố Tuân Hóa tỉnh Hà Bắc. Từ khi xây dựng Đông Lăng năm 1661 đến khi hoàn thành mất 247 năm. Quy mô của Đông Lăng rất hoành tráng, tinh tế thể hiện tư tưởng tối cao của hoàng quyền, phô trương khí thế và uy nghiêm của hoàng gia. Việc chọn địa điểm và qui hoạch thiết kế của Đông lăng đã vận dụng đầy đủ lý luận phong thủy truyền thống Trung Quốc, tập trung thể hiện quan niệm vũ trụ "trời và con người hợp nhất". Về qui mô và chất lượng kiến trúc thì đòi hỏi phải hoành tráng, tinh tế nhằm thể hiện tư tưởng tối cao của hoàng quyền, phô trương khí thế và uy nghiêm của hoàng gia, qua đó trở thành biểu tượng vật hóa của hoàng quyền. Tại đây có 15 khu mộ mai táng 160 người gồm: nhà vua, hoàng hậu, hoang tử và các công chúa... Trong đó có nhiều nhân vật có ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử như Hoàng hậu Hiếu Trang Vân; Hoàng đế Khang Hy; Hoàng đế Càn Long; Từ hy Thái Hậu...

Đại diện là lăng mộ của Tần Thủy Hoàng, Càn Long, Võ Tắc Thiên đều để lại cho hậu thế những câu hỏi bí ẩn.

Tượng đá không đầu bí ẩn, tấm bia vô danh để hậu thế phán xét "công" và "tội" trong lăng mộ của Võ Tắc Thiên.

Giải mã bí ẩn về lăng mộ của các hoàng đế Trung Hoa
Tấm bia không chữ trong lăng mộ Võ Tắc Thiên

Gây tranh cãi nhất là tấm bia khổng lồ, cao tới 7,5m, nặng gần 100 tấn, không có chữ nào, gọi là vô tự. Trong khi ở phía tây, tấm bia trước lăng mộ Đường Cao Tông thì có những dòng chữ chói vàng óng ánh ca ngợi công đức.

Bia mộ Võ Tắc Thiên chỉ có 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường. Trên con đường khắc một con tuấn mã và một con sư tử.

Có nhiều lý giải cho hiện tượng này. Một trường phái cho rằng, công đức của bà lớn quá, không thể dùng lời tả được. Trường phái khác nêu rằng, đó là ý tưởng của bà, để đời sau tự đánh giá. Cũng lại có ý kiến khẳng định, khi bà chết đi, đã không thống nhất được việc khắc bia tự, bởi có nhiều tranh cãi về công và tội. Chính vì thế, quần thần đã để bia trơn.

Tháng 7-1971, phi thuyền Apollo của Mỹ khi bay vào quỹ đạo mặt trăng đã chụp được những đốm đen ở cao nguyên Vị Bắc. Có tới 20 điểm mà vệ tinh Mỹ chụp được, nghi vấn là cơ sở bí mật sản xuất bom nguyên tử.

Giải mã bí ẩn về lăng mộ của các hoàng đế Trung Hoa
Lăng mộ Võ Tắc Thiên

Tuy nhiên, năm 1981, khi thực địa, các nhà khoa học mới xác định đó là những ngôi mộ thời Hán – Đường. Đốm đen rõ nhất chính là Càn Lăng. Việc những ngôi mộ thể hiện đốm đen đã đặt ra nghi vấn, rằng trong những ngôi mộ này có rất nhiều châu báu, hoặc chứa đầy thủy ngân.

 

Đối với lăng mộ Càn Long là sự việc quan tài của Càn Long “di chuyển”, hậu thế thường nói đó là đến chết Càn Long vẫn muốn bảo vệ những người vợ yêu quý của mình, không muốn ai xâm hại đến. Liệu chẳng có đúng là sự thật.

Lần 1 là vào năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã từng hạ lệnh cho đám quân lính tiến hành đào bới lăng tẩm của Từ Hi và Dụ Lăng của Càn Long. Trong địa cung của Dụ Lăng tổng cộng có lớp cửa đá vô cùng kiên cố. Ba lớp cửa trước bọn đạo mộ dễ dàng mở được nhưng đến lớp cửa đá thứ 4 không thể nào mở được, cuối cùng chúng phải dùng đến một lượng thuốc nổ có sức công phá lớn.
Giải mã bí ẩn về lăng mộ của các hoàng đế Trung Hoa
Bên trong lăng mộ của Càn Long

Điều khiến bọn họ cảm thấy vô cùng kinh ngạc và sợ hãi là trong địa cung tổng cộng có có 06 chiếc quan tài gồm của Càn Long, 02 vị hoàng hậu và 03 hoàng phi trong đó có đến 05 chiếc quan tài đều đặt ngay ngắn kiên cố trên thạch sàng (giường đá), chỉ duy nhất có quan tài của Càn Long là “di chuyển” từ thạch sàng chắn ngang cửa đá.

Điều này khiến cho mọi người không thể giải thích bởi vì thi hài Càn Long được đặt trong hai lớp áo quan nên quan tài rất to và nặng, đồng thời được đặt trên giường đá. 4 góc của quan tài đều được móc chặt vào đá long sơn (được gọi là ca quan thạch). Đá Long sơn có hình vuông trên được khắc vân long, một tổ có 4 cặp, mỗi cặp nặng đến hàng trăm cân, giường đá và đá long sơn dùng hình thức tán đinh để gắn chặt với với nhau.

Vì thế việc quan tài của Càn Long “tự dịch chuyển” xuống chắn cửa là điều không thể xảy ra. Có người cho rằng quan tài của Càn Long do nước ngấm vào địa cung và bị trôi ra, nhưng cách giải thích này không khả quan vì nước trong địa lăng rất tĩnh nên không thể tạo ra được sức mạnh công kích nào, không thể làm trôi được cỗ quan tài nặng như thế.

Lần 2, năm 1975, khi Cục Văn vật Quốc qua Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật Dụ lăng, sau 3 lớp cửa đá đầu tiên mở rất dễ dàng thì mọi người cũng không mở nổi cánh cửa thứ 4.

 

Cuối cùng các nhà khảo cổ đành phải dùng cách mở đỉnh lăng, và điều kinh ngạc tột độ là quan tài của hoàng đế Càn Long lại tiếp tục “tự di chuyển” từ giường đá xuống chặn ngang cửa giống như 60 năm về trước.

Cho đến nay khoa học vẫn chưa có lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này. Có lẽ ở cõi vĩnh hằng vua Càn Long vẫn luôn tìm cách bảo vệ và không cho phép ai kinh động đến giấc ngủ thiên thu của 5 người phụ nữ mà ông rất yêu quý.

Sẽ còn nhiều bí ẩn đang chờ các nhà khoa học khám phá bởi cho đến nay, khu vực khai quật mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Cho đến nay, phần mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật. Vậy trong phần mộ của vị vua đầu tiên của nhà Tần có những gì? Đây luôn là câu hỏi thu hút sự tò mò của công chúng không chỉ ở Trung Quốc. Nếu huyền sử là đúng, và đáng ngạc nhiên là tất cả những bằng chứng thực tế dường như đang chứng tỏ điều ấy, lăng mộ Tần Thủy Hoàng chôn giấu một kho báu và đồ trang trí lớn hơn bất kỳ lăng mộ vua chúa nào trong lịch sử thời cổ đại.

Giải mã bí ẩn về lăng mộ của các hoàng đế Trung Hoa
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Mộ Tần Thủy Hoàng cách thành phố Tây An 35km, phía nam là núi Linh Sơn và phía bắc là sông Vỹ, được coi là “đế thủy” của vua Tần. Các nhà địa lý Trung Hoa ngày xưa cho rằng vùng này mang thế đất con rồng. Mộ vua Tần, nằm trong lòng núi Lệ, được xem là ở chính giữa khu vực mắt rồng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm