Giải mã bí ẩn về những đốm sáng lập loè ngoài nghĩa địa
Cây độc: Cây bông tai có thể gây hôn mê nếu cứ thấy đẹp là hái / Giải mã bí ẩn mảnh đất mang lời nguyền đáng sợ nhất châu Âu
Cho đến nay, ma vẫn là một bí ẩn đối với nhân loại, có những câu chuyện hư cấu về ma nhưng cũng không thể kết luận được có phải hư cấu hay không. Sự bí ẩn của ma xuất phát từ giới hạn tri thức và hiểu biết của con người.
Ma trơi trong dân gian là một loài ma nhỏ, hình dạng giống như ngọn lửa nhỏ có đốm xanh và hay trêu chọc người đi đường. Theo quan niệm tâm linh, loài ma này được cho là linh hồn của những đứa trẻ tinh nghịch chết sớm. Do chưa mang nhiều nghiệp chướng nhân gian nên loài ma này không bị đầy xuống địa ngục nhưng cũng không đủ duyên phận để siêu thoát. Trong khi chờ để đầu thai vào kiếp khác, những linh hồn tinh nghịch này rong chơi và hù dọa người qua đường.
Theo quan niệm của phương Tây, ma trơi là những đốm sáng rong ruổi khắp mọi nơi, lang thang và nhảy múa ở các bãi cỏ, trong rừng và trên bùn lầy. Truyền thuyết xưa cho rằng, ma trơi sẽ đưa những người tốt đến nơi tìm kho báu và dẫn những người xấu xuống các vũng bùn lầy. Đối với những ai muốn bỏ chạy, chúng sẽ đuổi theo đến khi người ta quá sợ hãi và ngất đi. Và nếu chẳng may nhìn thấy ma trơi, bạn không nên cầu nguyện mà hãy nói lời nguyền.
Ảnh minh hoạ.
Theo các nhà khoa học, thật ra chẳng có ma quỷ gì cả. Trong xương và não người có nhiều photpho, sau khi chết, các vi khuẩn sẽ phân hủy xác và sinh ra photphin (PH3) và điphotphin (P2H4). PH3 chỉ có thể bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ 150 độ C, tuy nhiên, do có lẫn P2H4 nên cả hai sẽ tự bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
Ở nghĩa địa, những chất độc hại này len lỏi theo đất thoát ra và bốc cháy ngay khi tiếp xúc với không khí trên mặt đất. Đó chính là nguyên nhân tạo nên ngọn lửa đốm xanh. Phản ứng hóa học này xuất hiện cả ngày lẫn đêm, tuy nhiên ánh sáng ban ngày làm ta không nhìn thấy được, mà chỉ có thể hiện rõ vào ban đêm.
Còn về việc ma trơi đuổi theo người, các nhà khoa học cho rằng đó là do luồng gió được tạo ra khi thân người chuyển động (chạy vì quá sợ hãi). Nhưng có một điều bất hợp lý. Nếu chỉ là phản ứng hóa học thì tại sao ma trơi lại có thể bay lượn trước mắt người đi đường và cứ bám riết lấy họ cho đến khi có ánh sáng khác mới chịu tắt? Tại sao ở nhiều con đường rõ ràng là không có nghĩa trang, không chôn xác người/động vật ở dưới nhưng vẫn có ma trơi? Đây là những câu hỏi chính đáng mà các nhà khoa học bó tay không trả lời được.
Như vậy, ma trơi được giải thích là một hiện tượng hóa học rất bình thường của tự nhiên. Nó huyền bí và là con người sợ hãi chỉ bởi nó thường xảy ra tại những khu nghĩa địa. Về bản chất nguyên nhân sâu sa gây ra hiên tượng lại như một thí nghiệm trong khoa học về hóa học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc