Giải mã các bộ mặt trong tranh của Leonardo Da Vinci
Sau 500 năm, MIT mới chứng minh được thiết kế cầu của Leonardo Da Vinci là cực kỳ hợp lý / Danh họa Da Vinci là con ngoài giá thú của một nô lệ?
Các kết quả phân tích đã cho thấy thành phần và độ dày của từng lớp sơn đè lên nhau. Trong tranh, ông đã dùng các lớp dày từ 1 đến 2 micron. Nghiên cứu do nhóm Philippe Walter, Phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm nghiên cứu và phục chế bảo tàng Pháp với sự hợp tác của ESRF và Viện bảo tàng Louvre, công bố trên Tạp chí Angewandte Chemie.
Sự hấp dẫn đến kỳ lạ của những bức tranh một phần ở các phối hợp tinh tế của hiệu ứng quang học, làm mờ đi những đường viền, làm mềm mại những vùng màu sắc chuyển tiếp và vờn những bóng tối huyền ảo như sương khói.
Kỹ thuật ấy của nhà danh họa được gọi là “sfumato” không chỉ là sự sáng tạo của nhà nghệ sĩ thiên tài mà còn là những cải tiến kỹ thuật vào đầu thế kỷ 16. Việc khảo sát tỉ mỉ, đo lường quang học và tái tạo lại như nguyên mẫu mà Leonardo Da Vinci đã làm, các nhà nghiên cứu không những mô tả được chính xác kỹ thuật sfumato, mà còn khám phá được các thao tác mà ông đã tiến hành, đặc biệt là làm thế nào để chuyển các màu sắc qua những sắc độ trung gian.
Lần đầu tiên, Philippe Walter và nhóm nghiên cứu đã rọi những tia sáng mới vào sfumato nhờ áp dụng các phương pháp nghiên cứu hoá học để định lượng các lớp sơn khác nhau. Bảy bức tranh của Leonardo Da Vinci đã được phân tích trực tiếp ngay trong những gian phòng trưng bày của Viện bảo tàng mà không làm ảnh hưởng đến giá trị của tác phẩm.
Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu những nét mặt nhân vật trong tranh, bởi vì chúng đặc trưng cho kỹ thuật vẽ sfumato. Họ đã dùng phương pháp gọi là “nghiên cứu huỳnh quang tia X” đế xác định thành phần và độ dày của mỗi lớp sơn dầu cực mỏng trên chín bộ mặt mà Leonardo Da Vinci đã vẽ trong suốt 40 năm hành nghề của ông.
Các nhà khoa học cũng tìm ra được những công thức mà Leonardo da Vinci dày công phối trộn màu để vẽ những khoảng tối trên bộ mặt những nhân vật. Những công thức pha chế này được đặc trưng bởi một kỹ thuật già dặn (dùng các lớp sơn rất mỏng) và dựa trên bản chất hóa học của của bột màu và chất phụ gia. Nhà danh họa đã vẽ nhiều lớp sơn mỏng từ 1 đến 2 micron đè lên nhau để có được độ dày chung không quá 30 - 40 micron.
Những kết quả nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được Leonardo Da Vinci đã bỏ ra bao nhiêu công sức để tìm tòi, sáng tạo, làm nên nghệ thuật vô cùng sinh động và độc đáo của ông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Tại sao các phi hành gia 'rút móng tay' trước khi lên bầu trời? Các chuyên gia hàng không vũ trụ nói sự thật!