Vào năm 199, Tôn Sách lên kế hoạch chiếm thành Lư Giang ở Dương Bái từ tay Lưu Huân. Để thực hiện kế hoạch thành công, Tôn Sách dùng kế điệu hổ ly sơn bằng cách dụ Lưu Huân dẫn quân đánh Thượng Liễu trong khi ông tấn công và chiếm Lư Giang.
Động trời kế hoạch ám sát Hitler của Đức quốc xã /
Mỹ lên kế hoạch đưa lò phản ứng hạt nhân vào không gian
Theo nghĩa đen, kế điệu hổ ly sơn được lý giải theo 2 cách khác nhau. Một là dụ hổ ta khỏi núi để tiêu diệt con hổ. Hai là đuổi hổ ra khỏi núi để dễ dàng giết những con hồ ly dựa vào oai hùm của con hổ mà tác oai tác quái.
Tôn Sách thời Đông Hán được cho chính là người nghĩ ra diệu kế điệu hổ ly sơn. Ông dùng kế sách này trong việc đánh chiếm thành Lư Giang và được ghi vào sử sách.
Cụ thể, cuối thời Đông Hán, các cuộc xung đột giữa những chư hầu diễn ra nhằm tranh giành lãnh thổ. Là con trai trưởng của Tôn Kiên, sau khi trưởng thành, Tôn Sách rời khỏi trướng của Viên Thuật để gây dựng sự nghiệp.
Theo sử sách, Tôn Sách ôm hận Lưu Huân về chức Thái thú Lư Giang khi Viên Thuật còn sống. Dù căm hận Lưu Huân nhưng Tôn Sách không biểu lộ ra bên ngoài mà vẫn giao thiệp hòa hảo như bình thường.
Đến năm 199, Tôn Sách lên kế hoạch đánh chiếm thành Lư Giang ở Dương Bái do Lưu Huân kiểm soát. Khi ấy, Tôn Sách kiêng dè sức mạnh quân sự của Lưu Huân nên quyết định không tấn công trực diện.
Thay vào đó, Tôn Sách phát hiện Lưu Huân là người tham lam nên phái người dâng lụa là gấm vóc cho Lưu Huân kèm bức huyết thư. Nội dung thư viết rằng Tôn Sách muốn Lư Giang xuất quân đánh Thượng Liễu (Thượng Diên). Nếu thành công thì việc lấy được Thượng Liễu sẽ khiến Lư Giang do Lưu Huân kiểm soát ngày càng hùng mạnh.
Ban đầu, Lưu Huân có chút lưỡng lự và chần chừ ra quyết định. Thế nhưng, với bản tính tham lam, Lưu Huân đồng ý lời đề nghị của Tôn Sách dẫn quân tiến đánh Thượng Liễu.
Khi biết được tin trên, Tôn Sách nói binh sĩ rằng: “Con hổ đã ra khỏi núi nên đã đến lúc chúng ta chiếm lấy Lư Giang”. Lợi dụng cơ hội Lưu Huân dẫn gần như toàn bộ quân đánh Thượng Liễu, lực lượng của Tôn Sách dễ dàng chiếm được Lư Giang.
Vì vậy, kế điệu hổ ly sơn ra đời và được sử dụng để ám chỉ dụ kẻ địch ra khỏi vị trí thuận lợi đến chỗ khác bất lợi hơn để dễ bề tấn công.
Theo Tâm Anh/Kiến thức