Khám phá

Giải mã bí ẩn về ý nghĩa của những viên ngọc cổ đối với người Trung Hoa xưa

Người Trung Hoa cho rằng ngọc là vật quý, hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người, gồm nhân ái, khiêm tốn, dũng khí, công bằng và thông thái.

Chuyện bi kịch về việc bị chồng rạch mặt để trả thù của công chúa Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng / Chuyện thú vị về tuần trăng mật tại Việt Nam của "Vua hề Sác-lô"

Không chỉ là vật quý hiếm, nhiều người còn cho rằng, ngọc ẩn chứa những công năng huyên bí. Chẳng biết những công năng kì dị ấy sự thật đến đâu, chỉ biết rằng có rất nhiều người đang mang sức lực lẫn của cải vào công cuộc săn tìm những viên ngọc cổ quý hiếm, một thú chơi quý tộc nhưng chất đầy nguy hiểm...
Chiếc hộp bằng vàng được nạm nhiều loại quý giá
Chiếc hộp bằng vàng được nạm nhiều loại quý giá.
Khi nhận xét về thú sử dụng ngọc ở Trung Quốc, tiến sĩ Alfred Doodan (Mỹ) - nhà khảo cứu về kim hoàn đã viết : Người Trung Hoa cho rằng ngọc là vật quý vì hội đủ 5 đức tính cơ bản của con người : lòng nhân ái, tính khiêm tốn, dũng khí, công bằng và thông thái.
Ngày xưa, người Trung Quốc luôn xem ngọc là “vật thiêng” trân trọng và quý giá bậc nhất. Chỉ có những bậc vua chúa và những gia đình quyền quý mới được quyền sở hữu ngọc vì ngọc biểu tượng cho quyền lực và địa vị tối cao. Các bậc hoàng đế thường dùng ngọc tỷ, con dấu riêng để đóng dưới các chiều chỉ, văn kiện. Các quan đại thần, vương tước thường dùng ngọc ấn, ngọc bội để làm vật gia bảo, vật trấn trạch cho riêng mình. Vì thế, dân thường không được dùng bạch ngọc làm của riêng. Tục lệ này được lưu giữ từ đời Tần cho tới đời Tống.
Câu chuyện riêng về mỗi viên ngọc
Người Hoa cho rằng Ngọc phát xuất từ núi Côn Luân là tốt nhất. Nhưng thật sự không bằng ngọc phát xuất từ Miến Điện, tại xứ Miến có vài mỏ Cẩm Thạch lộ thiên, đa số tại cực bắc xứ Miến. Vì thế các loại ngọc tốt nhất có màu xanh lá mạ chính hiệu đều xuất thân từ Miến Điện.
Dạ minh châu là 1 loại ngọc hết sức kỳ lạ và giá trị của nó cũng được đánh giá qua sự kỳ lạ đó, loại ngọc này thường có dạng viên sau khi được mài dũa 1 cách tinh tế, loại ngọc này cực kỳ quý hiếm, chỉ có hoàng tộc mới được sở hữu và thường được dùng làm cống phẩm. Nét đặc trưng ở loại ngọc này là 1 tính năng không thể nhầm lẫn với bất kỳ 1 loại ngọc nào khác. Dù ở bất kỳ ánh sáng nào, viên dạ minh châu đều có thể tỏa ra 1 ánh sáng trong và đặc biệt quyến rũ khi ở trong bóng tối.
Ngọc để trị bệnh và giữ sắc đẹp
Từ Hy Thái Hậu và sở thích đối với những viên ngọc quý
Từ Hy Thái Hậu và sở thích đối với những viên ngọc quý
Tương truyền, Từ Hy Thái hậu giữ được sự tươi trẻ cho đến khi sắp qua đời là nhờ có khả năng kỳ diệu của ngọc thạch. Bà được một nhà sư Lạt ma bí mật chỉ cho cách dùng ngọc để giữ gìn sắc đẹp. Cách đó rất ly kỳ như sau: muốn cho làn da mãi mãi tươi nhuận, dù già mà vẫn không có nếp nhăn thì dùng ngọc trai nấu nhừ, tán nhuyễn, pha với sữa của phụ nữ có con so rồi thoa lên mặt, lên da ở bất cứ đâu mỗi buổi sáng tối như ngày nay phụ nữ thoa kem dưỡng da. Hoạt chất đặc biệt ở ngọc trai sẽ giúp duy trì sự tươi trẻ. Điều này đã được chứng minh, Từ Hy sau này khi đã trên 60 tuổi nhưng nhan sắc vẫn còn như người ở tuổi thanh niên. Tương truyền rằng lúc qua đời ở tuổi 70, nhan sắc của bà vẫn còn tươi tắn! Người ta khẳng định rằng, có được nhan sắc đó là nhờ vào tính năng ưu việt của ngọc thạch. Nguyên là lúc nào trong người của bà Từ Hy cũng mang theo hai viên bạch ngọc thuộc loại quý hiếm nhất, chúng có kích cỡ to bằng quả trứng. Chính các Lạt ma đã bảo đảm với Thái hậu rằng, khi nào bà còn giữ được hai viên bảo ngọc đó trong người thì sinh lực sẽ luôn dồi dào, ngọc sẽ đẩy lùi được mọi bệnh tật...
Ngọc dưới mồ - nguyên vẹn theo thời gian
Giới săn cổ ngọc đặc biệt ưa chuộng một loại ngọc kỳ bí, gọi là “ngọc dưới mồ”. Đây không phải là những viên ngọc thông thường mà là những viên ngọc được tìm thấy khi khai quật các ngôi mộ cổ. Người Trung Quốc cho rằng, những viên ngọc này là vô giá và cực kỳ linh thiêng bởi chúng không phải là những viên ngọc thông thường mà là những viên ngọc đã thấm máu và tinh khí từ cơ thể người, hay nói đúng hơn là đã thấm hồn người chết.
Một trong những ngôi mộ cổ được khai quật gần đây ở miền trung Trung Quốc, người ta tìm thấy có nhiều báu vật trong đó có nhiều ngọc thạch. Có một điều kỳ lạ mà khoa học chưa chứng minh được là : Những huyệt mộ có nhiều ngọc thạch chôn theo xác chết thì điều lạ lùng là các xác chết đó vẫn còn nguyên vẹn dù đã được chôn cất hơn 2.000 năm. Điển hình như trường hợp hoàng tử Liêu Thân và vợ là Tôn Vãn thuộc triều Hán đã được chôn ngót 2.000 năm. Khi khai quật, những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc bởi hai xác chết vẫn còn nguyên vẹn chẳng khác gì các xác ướp trong hầm mộ của Ai Cập cổ đại. Điều lạ là các thi thể chẳng hề được tẩm ướp bất cứ thứ gì, ngoài việc bên cạnh có rất nhiều viên ngọc. Sau khi nghiên cứu kỹ, các nhà khai quật cho rằng : Ngọc thạch đã giữ được sự nguyên vẹn của xác chết.
Một điều lạ nữa là : Sau một thời gian dài những viên ngọc được chôn dưới mồ, khi đào lên chúng sẽ có những biến đổi khác thường : bạch ngọc màu trong suốt chuyển sang màu trắng đục hơn và từ bên trong ửng lên những vân màu hồng giống như những sợi chỉ máu. Cẩm thạch từ màu xanh lục biến đổi sẫm hơn ửng hồng như nhuộm với máu. Riêng hồng ngọc, hoàng ngọc, lam ngọc…thì màu sắc cũng có sẫm thêm, nhưng khi đặt dưới ánh mặt trời hay ánh sáng đèn, nó rực lên một thứ ánh sánh lung linh kỳ dị như từ một cõi u minh nào đó.

Viên ngọc đẫm máu
Khoảng 300 năm trước Công Nguyên, ở nước Sở (Trung Quốc), vào triều đại Lê Vương, Biện Lương là một thường dân làm nghề buôn bán, may mắn có được một viên ngọc thô (ngọc chưa được chau chuốt). Biết chắc đó là một viên ngọc quý, ông muốn đem cống nạp cho vua để tỏ lòng trung thành và nghĩ rằng chỉ có vua mới xứng đáng sở hữu nó. Ông tìm dịp dâng lên cho Lệ Vương. Nhà vua nhìn thấy viên ngọc thô thiển, có ý xem thường, bèn bảo một tay thái giám mài thử xem thật hay giả. Tên thái gíam ngu dốt sợ rằng nếu Biện Lương có công dâng ngọc, nhà vua sẽ sủng ái ông ta và ảnh hưởng đến địa vị của hắn. Do vậy, hắn gièm pha rằng đó là viên ngọc giả.
Biện Hòa bị gán tội khi quân và bị chặt mất một chân. Lệ Vương băng hà, Vũ Vương nối ngôi. Lần này, Biện Hòa vẫn nuôi ý định dâng vua viên ngọc.Ông xin được vào cung để dâng nhà vua viên ngọc thô tai ác đó. Lần này càng không may mắn vì người được nhà vua sai thử ngọc lại là người vốn có tư thù với ông. Vì thế chưa thử xong hắn đã lắc đầu và chê ngọc giả. Thế là Biện Hòa bị chặt nốt chân còn lại. Quá đau đớn uất hận, Biện Hòa ôm lấy viên ngọc lao đầu vào tường toan tự tử. Vũ Vương kịp ngăn lại và đích thân xem xét viên ngọc. Cuối cùng ông cũng nhận ra đó là viên ngọc cự kỳ quý giá. Nhà vua hối hận thì mọi việc đã muộn. Biện Hòa trở thành người tàn phế, máu của ông loang đỏ cả sân triều. Từ đó viên ngọc quý này được mang tên là “ngọc bích Biện Hòa” – viên ngọc đẫm máu.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm