Giải mã được cách xây dựng kim tự tháp Giza
Phát hiện báu vật của Đại kim tự tháp Giza trong... hộp xì gà / Bí ẩn "kim tự tháp nổi" kỳ lạ nhất hành tinh: Gần 4000 năm giới khoa học mới "chạm" được vào nó
Trong suốt nhiều thế kỷ qua, con người luôn tò mò làm thế nào người Ai Cập cổ xưa có thể xây dựng được Đại kim tự tháp Giza (hay kim tự tháp Kheops).
Đây là công trình kiến trúc cổ nhất và duy nhất còn tồn tại trong số bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng thời gian từ năm 2580 – 2560 trước công nguyên, tức thuộc thời kỳ đồ đồng.
Khi mới hoàn thành, công trình này có chiều cao là 149,6 m. Theo ước tính, kim tự tháp Giza được xây từ 2,3 triệu khối đá, với tổng trọng lượng lên tới 5,9 triệu tấn.
Đại kim tự tháp Giza |
Các nhà khoa học vẫn luôn dày công tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi, làm thế nào trong thời kỳ cổ xưa ấy, không có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại... con người lại có thể dựng lên công trình vĩ đại này.
Người Ai Cập xưa đã lấy vật liệu xây dựng (là những khối đá) từ đâu, vận chuyển đến đây bằng cách nào, chồng các khối đá ấy lên nhau như thế nào... mà kim tự tháp lại có thể vững chắc trường tồn cùng với thời gian.
Chỉ với việc không có la bàn nhưng người xưa vẫn xây dựng được nền móng kim tự tháp chính xác nhờ vào quan sát vị trí các chòm sao đã là một sự kỳ diệu. Với mức độ dung sai của nền móng kim tự tháp là mỗi cạnh dưới 2 cm, mỗi góc dưới 11 cm và tâm điểm dung sai 3/60 độ so với la bàn.
Sau nhiều công sức tìm tòi, các nhà khảo cổ đã tìm thấy được một cuộn giấy da cổ, là nhật ký làm việc của một đốc công thời xưa tên Merer - người chịu trách nhiệm quản lý một tổ gồm 40 công nhân lành nghề.
Cuộn giấy cổ là nhật ký của một đốc công tên Merer |
Cuộn giấy da này có ghi lại phương pháp mà hàng nghìn công nhân dùng để vận chuyển các khối đá về nơi xây dựng. Các khối đá (gồm đá vôi và đá granite, trọng lượng 2,5 tấn/khối) được đưa về từ Tura - cách nơi xây dựng hơn 800 km bằng đường thủy.
Mỗi lần công nhân vận chuyển khoảng 170.000 tấn đá bằng các thuyền gỗ, được kết lại bằng dây thừng. Một hệ thống kênh đào nhân tạo được xây dựng dọc theo sông Nile, lấy nước từ con sông này, dẫn về đến nơi xây dựng kim tự tháp.
Các khối đá được vận chuyển qua tuyến đường thủy nhân tạo này, nhưng nó đã bị vùi lấp bên dưới cao nguyên Giza, nhưng bên trong kim tự tháp vẫn còn lưu lại đường dẫn nước.
Để vận chuyển những khối đá lớn xây dựng kim tự tháp Giza, người Ai Cập cổ đại đã biết lợi dụng sức nước, lực đẩy của nước. Ngoài dùng thuyền gỗ, người xưa còn sử dụng da dê và dây thừng làm thành phao nâng kéo các khối đá.
Theo các chuyên gia mô tả, các nhân công thời xưa đã lợi dụng sức nước để gia công, khiến các tảng đá có kích thước đều nhau. Sau khi gia công xong, họ lại lợi dụng dòng nước qua hệ thống kênh đào để đưa đá về bến cảng gần nơi xây dựng.
Tiếp đó, họ dựa vào lực đẩy của nước, đưa đá lên xây kim tự tháp. Khi công trình xây dựng xong, các van khóa chặn nước được mở ra, nước trong kim tự tháp sẽ thoát hết ra ngoài.
Một số hình ảnh mô phỏng cách vận chuyển đá xây dựng kim tự tháp Giza:
Hệ thốngđường thủyđể vận chuyển đá đến kim tự tháp |
Hệ thống đường dẫn nước bên trong kim tự tháp |
Lợi dụng sức đẩy của nước để gia công các khối đá |
Dùng da dê và dây thừng để làm phao nâng đỡ đá |
Đá được vận chuyển bằng đường thủy đến bến cảng gần nơi xây dựng |
Lợi dụng dòng nước để vận chuyển các khối đá |
Lợi dụng sức đẩy của nước để đưa các khối đá lên cao |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào