Khám phá

Giải mã nghĩa địa cá voi khổng lồ giữa châu Phi

Thung lũng cá voi ở Ai Cập có thể ví như một nghĩa địa cá voi khổng lồ với những loài cá voi đã tuyệt chủng từ hàng triệu năm trước.

Giải mã “vùng tối Tam Quốc diễn nghĩa": Bao nhiêu Xích Bích? / Giải mã thời Tam quốc: Lỗ Túc và kế chia ba thiên hạ

Ít ai ngờ rằng di chỉ về xương sinh vật biển được bảo tồn tốt nhất thế giới lại nằm giữa một sa mạc hoang vắng ở châu Phi.

Ít ai ngờ rằng di chỉ về xương sinh vật biển được bảo tồn tốt nhất thế giới lại nằm giữa một sa mạc hoang vắng ở châu Phi.

Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-2
Đó chính là thung lũng Wadi al-Hitan hay còn có tên gọi quen thuộc khác là Thung lũng cá voi hay nghĩa địa cá voi, một vùng sa mạc trũng nằm cách thủ đô Cairo của Ai Caapk khoảng 150 km.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-3
Đây là nơi lưu giữ một bộ sưu tập vô cùng giá trị các hóa thạch của những sinh vật đã tuyệt chủng từ hàng nghìn năm trước gồm cá voi và một số loài sinh vật biển khác.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-4
Do được chôn vùi dưới cát và được bảo quản bơi khí hậu sa mạc khô nóng, các bộ xương ở Thung lũng cá voi được bảo quản rất tốt sau hàng chục triệu năm. Thậm chí, một số trường hợp dạ dày của chúng vẫn còn nguyên vẹn.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-5
Những hóa thạch sinh vật biển tại đây đã giúp các nhà khoa học lý giải được một trong những bí ẩn lớn nhất trong quá trình tiến hóa và phát triển của loài cá voi.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-6
Các hóa thạch được tìm thấy tại di chỉ có hộp sọ và cấu trúc răng khác với cá voi hiện đại. Chúng chính là tổ tiên của nhiều loài cái voi đã tiến hóa đến ngày nay.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-7
Bên cạnh hóa thạch cá voi, hóa thạch của các loài động vật khác như cá mập, cá sấu, rùa… được tìm thấy ở Wadi Al-Hitan đã giúp các nhà khảo cổ tái tạo được điều kiện môi trường sinh thái xung quanh khu vực từ hàng triệu năm trước.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-8
Các nghiên cứu cho thấy, vùng Wadi Hitan khoảng 40 – 50 triệu năm trước là một vùng biển nằm ở phía nam của Địa Trung Hải ngày nay. Khi biển Tethys rút dần về phía Bắc, Thung lũng cá voi biến thành một hồ nước mặn bị cô lập. Khi hồ cạn các sinh vật trong ở nơi đây đã chết và trở thành hóa thạch sau một quá trình biến đổi địa chất lâu dài.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-9
Vào năm 1800, cuộc khai quật và nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại thung lũng này nhưng phải đến tận năm 1830 bộ xương đầu tiên mới được tìm thấy.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-10
Kể từ đó, các cuộc khai quật và tìm kiếm trong một vùng thung lũng rộng lớn đã được tiến hành, làm phát lộ hàng trăm bộ xương quý giá.
Giai ma nghia dia ca voi khong lo giua chau Phi-Hinh-11
Vào năm 2005, UNESCO đã công nhận Thung lũng cá voi của Ai Cập là Di sản thiên nhiên thế giới.
Theo T.B/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm