Khám phá

Giải mã thời Tam quốc: Lỗ Túc và kế chia ba thiên hạ

Mọi người có lẽ không còn lạ lùng gì với Long Trung Đối, mưu kế chia ba thiên hạ của Gia Cát Lượng dành cho Lưu Bị trong lần quân thần gặp mặt. Nhưng sự thực thì trong lần gặp mặt của Lỗ Túc và Tôn Quyền trước đó 7 năm, Lỗ Túc cũng đã chỉ ra cục diện chia ba thiên hạ như thế.

Tam quốc diễn nghĩa: Nếu không nhờ mưu sĩ này Tào Tháo khó mà thắng được Viên Thiệu trong trận Quan Độ / Tam quốc diễn nghĩa: Không phải Hoàng Trung hay Lã Bố đây mới là “đệ nhất cung thủ” thời Tam quốc

giai ma thoi tam quoc: lo tuc va ke chia ba thien ha hinh anh 1

Tạo hình nhân vật Lỗ Túc trên phim ảnh.

Trong thời đại phân tranh, chiến lược luôn đi liền với ngoại giao. Có chiến lược mà không thể ngoại giao, chiến lược thành vô dụng, biết ngoại giao mà không có chiến lược như chiếc lá giữa dòng, chẳng biết về đâu. Người vừa có thể định ra chiến lược, lại có tài thuyết khách thường thường đều là những người có tài năng khuynh đảo thiên hạ.

Câu đố Lỗ Túc

Cùng với sự phổ biến của Tam Quốc Diễn Nghĩa, hình ảnh Gia Cát Lượng một thân trang phục nho nhã, tay phe phẩy quạt lông, đi một chiếc thuyền nhỏ sang Giang Đông khua lưỡi bẻ quần nho, thuyết khách Tôn Quyền, khích tướng Chu Du từ đó mở ra trận Xích Bích nổi tiếng; cùng với tài trí hơn người, Long Trung Đối chia ba thiên hạ của ông chính là đỉnh cao của hình ảnh chiến lược gia kiêm thuyết khách mà hậu thế ngưỡng mộ.

Cũng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, bên cạnh hào quang chói lòa của Gia Cát Lượng chính là một Lỗ Túc thật thà, năm lần bảy lượt bị Khổng Minh xỏ mũi, khiến Đông Ngô thường chịu thiệt thòi.

Lỗ Túc tự Tử Kính, là mưu sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc của Tôn Quyền qua các sự kiện bị Khổng Minh gạt “cho mượn Kinh Châu”, được Quan Vũ “mượn” làm lá chắn trong sự kiện “đơn đao phó hội”. Nói không ngoa, Lỗ Túc chính là người tô điểm cho tài trí, can đảm của Khổng Minh và Quan Vũ. Thế nhưng ông vẫn là người thay thế Chu Du trở thành một trong 4 Đại Đô Đốc nổi tiếng dưới thời Tôn Quyền. Vì sao lại như vậy? Đáp án dần được hé lộ qua bộ chính sử Tam Quốc Chí.

 

Nhưng có một điều lạ là, tại sao một người thật thà như Lỗ Túc lại được Tôn Quyền tin dùng như vậy? Đến nỗi Túc có thể mấy lần liên tiếp đại biểu Đông Ngô rước phần “thiệt thòi” về cho Tôn gia mà Quyền vẫn không giận? Đến nỗi Chu Du tài trí hỏa thiêu Xích Bích vẫn một mực tiến cử Lỗ Túc “gặp việc không cẩu thả, có thể thay tôi”?

Nếu nói Tôn Quyền cần một người ủng hộ mình thì đám võ tướng Trình Phổ, Lã Mông, Cam Ninh không phải luôn ủng hộ Quyền sao? Việc gì phải cần một người “thật thà” như Lỗ Túc để hỏng việc?

Còn nếu nói bởi vì Lỗ Túc có danh vọng hơn những người khác thì Trình Phổ trong Xích Bích “cùng với Chu Du làm Tả Hữu đô đốc” trong khi Túc chỉ là một “Tán quân hiệu úy”, và một người “thật thà” nhiều lần rước thiệt như Tử Kính lại có thể có nhận được sự kính trọng hơn người?

Bộ chính sử Tam Quốc Chí của Trần Thọ đã phần nào giải đáp những câu hỏi nghi hoặc trong bức tranh mà La Quán Trung vẽ nên, để những kỳ tài bị hậu thế lãng quên, một lần nữa được bước ra ánh sáng như Lỗ Túc trong loạt bài này.

Tầm nhìn chiến lược

 

Theo Tam Quốc Chí thì thuở còn trẻ Lỗ Túc không lo việc nhà, chỉ lo “học đánh kiếm, bắn cung, cưỡi ngựa, chiêu tụ người trẻ tuổi, cấp cơm áo cho họ, qua lại núi Nam Sơn săn bắn, ngầm chọn bộ khúc, giảng võ luyện quân. Người già cả đều nói: "Nhà họ Lỗ suy kém mới sinh ra thằng cuồng ấy”!”.

giai ma thoi tam quoc: lo tuc va ke chia ba thien ha hinh anh 2

La Quán Trung vì muốn xây dựng hình ảnh một Lỗ Túc thật thà bên cạnh Gia Cát Lượng đã không nhắc đến tiết này, cũng như đã thay đổi mốc thời gian nhằm che đậy phản ứng nhanh nhạy với thời cuộc của Lỗ Túc.

Không bao lâu sau, chính “thằng cuồng ấy” đánh giá rằng Viên Thuật không thể làm nên nghiệp lớn (nhà Lỗ Túc nằm gần lãnh địa của Viên Thuật), đem theo hơn trăm người hào kiệt tiến về nam, trở thành trọng thần, vạch ra kế chia ba thiên hạ cho Tôn Quyền.Mọi người có lẽ không còn lạ lùng gì với Long Trung Đối, mưu kế chia ba thiên hạ của Gia Cát Lượng dành cho Lưu Bị trong lần quân thần gặp mặt. Nhưng sự thực thì trong lần gặp mặt giữa Lỗ Túc và Tôn Quyền trước đó bảy năm, Lỗ Túc cũng đã chỉ ra cục diện chia ba thiên hạ như thế. Gói gọn trong mấy chữ “không thể trừ Tào Tháo”, “chỉ có làm thế chân vạc ở Giang Đông, đợi xem sự biến của thiên hạ”.

Rõ ràng kế sách của Lỗ Túc không hẹn mà gặp với Khổng Minh, đều xem Tào Tháo là kẻ địch mạnh chưa thể chống, giữ Giang Đông tạo thành thế chân vạc.

 

Hơn nữa, Túc còn chỉ ra thực tế rằng “phương bắc đang có nhiều việc” cho nên nhân đó mà “diệt trừ Hoàng Tổ, đến đánh Lưu Biểu”. Một lần nữa, ý tưởng của Lỗ Túc và Khổng Minh lại giống nhau, đều coi Kinh Châu là đất phải lấy để mưu thiên hạ.

La Quán Trung vì muốn xây dựng hình ảnh một Lỗ Túc thật thà bên cạnh Gia Cát Lượng đã không nhắc đến tiết này, cũng như đã thay đổi mốc thời gian nhằm che đậy phản ứng nhanh nhạy với thời cuộc của Lỗ Túc.

Thực tế là khi Lưu Biểu vừa chết, Lỗ Túc biết thời cơ để thực hiện đại kế của mình đã tới. Túc liền phân tích cục diện thiên hạ lúc bấy giờ với Tôn Quyền rằng hai con của Biểu bất hòa, mà Lưu Bị là kiêu hùng ở đó, khẳng định Tào Tháo sẽ tới để lôi kéo Bị, còn bằng Bị không chịu theo thì sẽ chia rẽ Bị cùng người Kinh Châu rồi thừa cơ mà đoạt lấy Kinh Châu.

Đáng tiếc là mặc dù Túc đã “đi gấp ngày đêm” thì Tào Tháo ra tay còn nhanh hơn, hơn nữa Lưu Tông nhanh chóng hàng Tào khiến Lưu Bị phải gấp rút bỏ chạy. Trong tình huống đó, một lần nữa Túc lại thể hiện sự nhạy bén của mình bằng cách đến thẳng chỗ Lưu Bị ở Trường Bản, bày tỏ mong muốn liên minh. Lưu Bị đưa quân về Hạ Khẩu, Đông Ngô bỗng dưng có thêm một phòng tuyến hai vạn binh tốt che chắn để kịp chuẩn bị trước thế đến như vũ bão của Tào Tháo.

Tuy nhiên Tam Quốc Diễn Nghĩa lại kể Lưu Bị thua chạy về Giang Hạ, đang cùng Khổng Minh bàn kế thì Lỗ Túc mới đến, biến một bậc trí giả có thể dự đoán cục diện thiên hạ trở thành một người thật thà đang khẩn trương vì lo lắng cho quốc gia mình.

 

Lỗ Túc đã thể hiện tầm nhìn chiến lược không kém Gia Cát Lượng, và đặt nền móng xây dựng liên minh Tôn – Lưu, nhưng khi Lỗ Túc đưa Lượng đến Giang Đông thì người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa đều biết, sân khấu hoàn toàn do Khổng Minh độc diễn. Sự thật liệu có phải là như thế?

Theo PV/Tiền Phong
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm