Giải mã thông điệp trong chai cổ nhất thế giới sau 132 năm trôi dạt trên biển
Một gia đình người Australia mới đây đã tình cờ phát hiện được thông điệp trong chai thủy tinh lâu đời nhất thế giới sau gần 132 năm thả xuống Ấn Độ Dương.
Trận 'Đại không kích Los Angeles' – nỗi ám ảnh hậu Trân Châu Cảng / Câu chuyện về chai tương ớt 'thống trị thế giới' được tạo ra bởi người đàn ông gốc Việt
Vợ chồng ông bà Illman người Australia khi đang
đi dạo dọc bãi biển ở phía bắc đảo Wedge, Tây Australia, đã may mắn nhìn thấy
chiếc chai cổ này.
Ông Kym Illman kể rằng ông và người vợ Tonya đã phát hiện một chai rượu gin Hà Lan từ thế kỷ 19 bị vùi một nửa trong cát. Chiếc chai khá đẹp nên bà Tonya đã nhặt lên và lúc đầu chỉ nghĩ là mang về bày trên kệ sách.
Ông Kym Illman kể rằng ông và người vợ Tonya đã phát hiện một chai rượu gin Hà Lan từ thế kỷ 19 bị vùi một nửa trong cát. Chiếc chai khá đẹp nên bà Tonya đã nhặt lên và lúc đầu chỉ nghĩ là mang về bày trên kệ sách.
Thông tin ghi trên thông điệp trong chai trùng khớp với hải trình cổ của tàu Paula (Đức). Ảnh: New York Times
Tuy nhiên, bạn gái của con trai ông bà Illman đã phát hiện có 1 cuộn giấy nhỏ bên trong chai. Họ lấy cuộn giấy ra và hơ trên lò vài phút cho khô. Với vốn tiếng Đức của mình, ông Kym Illman biết rằng đây là một thông điệp được viết trước cả trăm năm bằng tiếng Đức, trong đó đề rõ ngày 12/6/1886 và tọa độ của tàu, kèm lời nhắn yêu cầu người tìm được gửi thông điệp cho Đài quan sát Hải quân Đức hoặc Lãnh sự quán Đức gần nhất.
Chiếc chai và thông điệp cổ vừa được tìm thấy tại bờ biển Australia. Ảnh: CNN |
Ông bà Illman đã quyết định mang chiếc chai tới Bảo tàng Tây Australia. Các
chuyên gia tại đây sau đó xác định được bức thư có tuổi đời 132 năm này viết bằng
tiếng Đức cổ xưa và do một con tàu tên Paula thả xuống biển hồi cuối thế kỷ 19.
Ngày 12/6/1886 cũng trùng khớp với hải trình của một con tàu nghiên cứu của Đức
tên Paula.
Chiếc chai được thả xuống vùng biển phía Đông Nam Ấn Độ Dương khi con tàu đi từ Cardiff (xứ Wales) tới Makassar (Indonesia ngày nay). Nhiều khả năng chiếc chai đã trôi tới bờ biển Australia trong vòng 12 tháng và bị vùi dưới cát trong nhiều năm. Nhờ vậy mà chiếc chai vẫn còn kín sau hơn 1 thế kỷ.
Tàu Paula khi đó đang tiến hành một chương trình nghiên cứu hải dương học khổng lồ của Đức kéo dài trong gần 70 năm (từ 1864-1933). Trong giai đoạn này, các tàu nghiên cứu của Đức đã thả xuống đại dương thế giới hàng nghìn chiếc chai mang theo các thông điệp ghi rõ ngày tháng thả, tọa độ con tàu, hải trình và cả kết quả nghiên cứu. Trong cuộc thí nghiệm quy mô đó, các nhà khoa học thời xưa chỉ nhận lại được 662 chai, với chiếc chai sau cùng tìm thấy năm 1934 ở Đan Mạch.
Thông điệp lâu đời nhất trong chai mà tổ chức kỷ lục thế giới Guinness từng ghi nhận là 108 năm. Chiếc chai do một nhà sinh học biển thuộc Hiệp hội sinh học biển Plymouth (Vương quốc Anh) thả xuống biển năm 1906 và được tìm thấy tại Đức năm 2016.
Thông điệp trong chai mà nhà Illman tìm thấy sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Tây Australia trong vòng 2 năm tới. Vợ chồng ông bà Illman cũng sẽ đề nghị Guinness chính thức công nhận đây là thông điệp trong chai lâu đời nhất thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo