Giải mã 'vùng tối' Tam quốc diễn nghĩa: Phượng hoàng trụi lông
Vì sao Lưu Bị không trọng dụng Triệu Tử Long? / 10 mãnh tướng "bất phàm" trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
Hà Chước dù phê phán Lưu Biểu, nhưng vẫn phải công nhận Lưu Biểu có mưu lược sâu xa
Cả hai đều là những người tuy có vốn liếng lớn, nhưng bất tài, cuối cùng không thành đại nghiệp. Lưu Biểu có bất tài không?
Không thấy Cao Tổ, cũng chẳng thấy Tiêu Hà
Tam quốc chí chép nhiều lời nhận xét về Lưu Biểu, toàn bộ đều cho rằng Biểu bất tài. Bùi Tiềm nói: “Lưu mục không có tài bá vương”. Đỗ Tập nói: “Lưu mục há đáng làm người chủ dẹp loạn sao?”. Phó tử cũng chép lời Giả Hủ chê Lưu Biểu rằng “không hiểu biến hóa, lại lắm nghi ngờ, không làm nên việc”. Lưu Biểu rõ ràng không có tài bá vương, nhưng phải chăng là kẻ bất tài? Thực ra không phải như vậy.
Giả Hủ nói Lưu Biểu “thời bình có tài Tam công”. Nói cách khác, Lưu Biểu không có tài đánh chiếm thiên hạ, nhưng có tài trị lý thiên hạ. Tài năng đó đã được thể hiện qua quá trình cai trị Kinh Châu. Về khía cạnh này, lại có rất nhiều người từng khen ngợi Lưu Biểu. Như Phạm Diệp từng nói: “Kinh Châu lòng người thích gây rối, lại thêm bốn phương kinh sợ, giặc cướp nối nhau, nơi nơi sôi sục. Biểu chiêu dụ có phép tắc, oai đức dần thấm. Bọn gian đảng, giặc cướp đều để cho dùng. Vạn dặm yên tĩnh, lớn nhỏ cảm mến vui lòng mà phục. Học sĩ ở Quan Tây, Duyện, Dự theo về kể đến số ngàn. Biểu an ủi, trông nom, thảy đều được bảo toàn. Biểu bèn xây dựng nhà học, rộng cầu nho thuật, ... yêu dân chúng, nuôi kẻ sĩ, thong dong tự bảo toàn”. Vương Xán – một trong những nhà văn lớn của văn đàn Kiến An – cũng đã khen ngợi Lưu Biểu “Kinh Châu mục Lưu quân ... tuyên bố tiếng đức để khen ngợi, tăng thêm lễ nghi để khuyến khích, trong vòng năm năm, giáo hóa được thi hành rộng rãi”.
Những kẻ mến đức “từ xa mà tới có hơn ba trăm người”. Trấn Nam bi cũng nói: “Võ công đã dựng, bèn rộng mở trường học, dốc chí hiếu học, con em quan lại đến xin theo học có đến số ngàn. Những bậc cự nho, học rộng sớm chiều giảng luận”. Hà Chước không thích Lưu Biểu, nhưng cũng phải nói rằng: “Trong buổi tang loạn, kinh tịch chẳng đến nỗi dứt tuyệt, thực cậy ở chốn này, chẳng thể bảo rằng Biểu chẳng có mưu lược sâu xa”. Chu Thọ Xương cũng nói: “Người đời sau cho rằng văn học Hán Nho thịnh ở tây bắc, từ khi người Tấn qua sông về sau, người đông nam mới bắt đầu thịnh. Cảnh Thăng đã mở ra điềm ấy”.
Nói một cách đúng đắn, Lưu Biểu không có tài của Hán Cao Tổ, nhưng có tài của Tiêu Hà. Điều rất lạ đời là Trần Thọ phần lớn chỉ dẫn lời chê bai rằng Lưu Biểu không có tài của Hán Cao Tổ, mà quên mất rằng Lưu Biểu có tài Tam công. Vào buổi loạn lạc, có kẻ thì trốn tránh, muốn được yên thân trong thời loạn; có người thì thừa thời đánh nhau, mưu cầu đế vương. Lưu Biểu nằm ở khoảng giữa, muốn giữ yên một góc, có thể ví với công thần Đậu Dung giữ đất Hà Tây cho nhà Hán. Có điều Đậu Dung sở dĩ nổi danh là vì thời đó có Hán Quang Vũ đế. Lưu Biểu bị chê bai thậm tệ bởi vì thuở ấy không có Quang Vũ đế, mà chỉ có Vương Mãng, Tào Tháo. Biết làm sao đây?
Trương Tú, đồng minh của Lưu Biểu trong cuộc chiến với Tào Tháo
Tranh giành thiên hạ
Nói Lưu Biểu có vốn liếng lớn “ôm mười vạn người” cũng chưa hẳn là đúng. Lưu Biểu tiếp nhận Kinh Châu khi còn là một vùng đất cát cứ. Lưu Biểu không bình định Kinh Châu, mà là dựa vào một bộ phận thế lực Kinh Châu mạnh để đàn áp các thế lực còn lại. Lưu Biểu dựa vào thế lực của Khoái Việt, Khoái Lương, Sái Mạo là cự tộc ở bắc Kinh Châu. Vì vậy hẳn nhiên là chưa vững chân ở nam Kinh Châu. Cho nên Lưu Biểu diệt được Thái thú Trường Sa là Tô Đại thì lại phải giao chỗ ấy cho Trương Tiễn – kẻ “rất được lòng người Giang, Tương” (tức nam Kinh Châu). Trương Tiễn lại là kẻ “quật cường không thuận”. Trương Tiễn chê Lưu Biểu đối đãi với mình lễ nghi đơn bạc, lại thêm nghe lời thổi tai của Hoàn Giai (cố lại của Tôn Kiên) xui bỏ Lưu Biểu theo Tào Tháo. Trương Tiễn liền dẫn bốn quận phía nam làm phản. Lưu Biểu lần này phải cất quân đánh dẹp. Và đến khi trận chiến Quan Độ nổ ra, Lưu Biểu về cơ bản mới bình định xong khu vực phía nam. Lúc này thế lực của Lưu Biểu mới thực sự đáng kể “phía nam lấy Linh, Quế; phía bắc cứ Hán Xuyên, đất vuông nghìn dặm, giáp sĩ hơn chục vạn”.
Lưu Biểu lúc này mới bắt đầu ra mặt chống Tào. Phạm Diệp nói: sau khi bình định bốn quận phía nam Biểu “bèn không tuân chức phận cống hiến, dùng lễ Giao tế trời đất, chỗ ở, y phục, đồ dùng tiếm dùng như vua”. Lưu Biểu còn sai Đỗ Quỳ dưới danh nghĩa vì vua Hán chế ra nhã nhạc cung đình. Chế xong, lại muốn diễn tấu thử. Đỗ Quỳ can ngăn, Biểu mới thôi.
Lưu Biểu cũng không hẳn chỉ đơn thuần “ngồi giữ Giang Hán”, “thong dong tự giữ”. Nếu nhìn lại lịch sử của Lưu Biểu thì sẽ thấy Lưu Biểu đã từng giao chiến tưng bừng ở cả ba mặt bắc, đông, nam. Năm cuối năm Sơ Bình thứ hai, đầu năm thứ ba, Lưu Biểu giao chiến và giết chết Tôn Kiên. Năm Sơ Bình thứ tư, Lưu Biểu chặn đường vận lương của Viên Thuật, khiến Thuật phải bỏ Nam Dương đi nơi khác.
Năm Kiến An thứ nhất, Lưu Biểu giao chiến với quân Trương Tế xâm phạm Kinh Châu, giết Tế. Lưu Biểu thu nhận Trương Tú, cắt cho địa bàn quận Nam Dương. Trương Tú trở thành bình phong mặt bắc.
Năm Kiến An thứ hai, Trương Tú đánh cho bảy cánh quân của Tào Tháo thua to. Đến giữa năm ấy, Tào Tháo lại phái Tào Hồng tới đánh Trương Tú, bị Tú đánh cho thua phải lui về huyện Diệp. Trương Tú, Lưu Biểu “nhiều lần xâm phạm chỗ đó”. Cho nên vào cuối năm, Tào Tháo lại phải thân chinh đánh huyện Uyển, diệt cánh quân của Đặng Tế - tướng của Lưu Biểu.
Năm Kiến An thứ ba, Tào Tháo lần nữa tới vây Trương Tú ở huyện Nhưỡng. Lưu Biểu đem quân tới cứu, cắt phía sau lưng Tào Tháo. Tháo phải bỏ vòng vây rút lui về Hứa Xương. Cũng trong năm này, cuộc phản loạn của Trương Tiễn bắt đầu. Lưu Biểu phải tiến hành đánh dẹp.
Năm Kiến An thứ tư, Lưu Biểu phái Lưu Hổ, Hàn Hi giúp Lưu Huân đánh Tôn Sách. Năm Kiến An thứ năm, Lưu Biểu bình xong Trương Tiễn.
Năm Kiến An thứ sáu, Lưu Biểu cho quân đánh huyện Tây Ngạc của Tào Tháo.
Năm Kiến An thứ bảy, Tào Tháo tới đánh Lưu Biểu, đóng quân ở huyện Tây Bình; Tôn Quyền cũng tới đánh Giang Hạ. Cùng khoảng này, Lưu Bị tới nương nhờ. Lưu Biểu cho đóng đồn ở Tân Dã, phái đi đánh Tào Tháo. Lưu Bị kéo quân tới huyện Diệp, đánh nhau với bọn Hạ Hầu Đôn, Vu Cấm, Lý Điển, đánh phá bọn họ ở Bác Vọng. Lại nữa, Lưu Biểu đối với Thứ sử Giao Chỉ là Trương Tân “có hiềm khích, liền năm động binh”.
Cuối cùng Trương Tân bị tướng của mình là Khu Cảnh giết chết. Lưu Biểu liền sai Lại Cung sang thay Trương Tân làm Thứ sử Giao Chỉ, lại sai Ngô Cự sang thay làm Thái thú Thương Ngô. Năm Kiến An thứ mười hai, mười ba, Lưu Biểu lại giao chiến với Tôn Quyền ở Giang Hạ.
Sau khi Trương Tú hàng Tào, Lưu Bị đã trở thành phương án thay thế
Có thể nói, nếu nhìn vào lịch sử giao tranh của tập đoàn Lưu Biểu, khó có thể nói Lưu Biểu là kẻ ôm vốn lớn mà chẳng làm gì. Trên thực tế, Lưu Biểu đã hành động hết sức tích cực trên các hướng. Vấn đề nằm ở chỗ không phải Lưu Biểu cứ muốn là được. Lưu Biểu muốn giao chiến, nhưng những thế lực chống lưng cho Lưu Biểu thì không muốn. Ngay từ đầu, “Long Trung đối” của Khoái Việt đã không hề có hạng mục tranh giành thiên hạ, mà chỉ có hạng mục gìn giữ Kinh Châu. Nhìn suốt lịch sử chiến tranh của Lưu Biểu thì sẽ thấy sự vắng bóng đến khó hiểu của hai dòng họ Khoái, Sái – vốn là những người chống lưng cho Lưu Biểu bình định Kinh Châu. Có họ giúp đỡ, Lưu Biểu lấy Kinh Châu rất nhanh. Không có họ giúp đỡ, Lưu Biểu lấy thiên hạ rất chật vật. Rốt cuộc hai dòng họ này có sức mạnh gì?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cặp khế dáng 'quân tử' 300 tuổi: Hàng hiếm, từng được bán với giá 15 tỷ, nhìn thôi chứ không dám mua
Bộ tộc bí ẩn ở châu Phi: Bôi đất đỏ lên cơ thể thay cho việc tắm rửa, hôn nhân cận huyết, tách biệt hoàn toàn khỏi dòng chảy văn minh hiện đại
CLIP: Hãi hùng trước cảnh trăn Anaconda khổng lồ mang thai bị xe tải cán trên cao tốc, hàng chục con non rơi ra ngoài
Hy hữu: Cả làng đổ xô đi nhặt vàng bạc, trang sức trôi dạt vào bờ biển
CLIP: Rùng mình trước cảnh trăn mẹ "khổng lồ" hạ sinh con
Người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Mỹ là ai?