Giải mật: Quân đội Liên Xô từng huấn luyện đánh chiếm Tây Berlin
Cuộc chiến tranh giành kỹ nữ Trần Viên Viên và cái kết / Các cuộc chiến tranh không tuyên bố giữa Liên Xô và Israel
Sẵn sàng cho mọi tình huống
Trong nửa sau của thế kỷ 20, giới lãnh đạo Liên Xô từng nuôi dưỡng không chỉ một kế hoạch chinh phục châu Âu. Các kế hoạch đó được xây dựng vì nhiều khi khả năng Chiến tranh Lạnh phát triển thành “nóng” quá cao, và trong bối cảnh như vậy, sự hiện hữu các phương án dự phòng được coi là điều dễ hiểu.
Theo các sử gia, năm 1962 - thời điểm khủng hoảng Caribe, Quân đội Liên Xô và bản thân nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó là Nikita Khrushchev đều đã để mắt đến Tây Berlin. Năm 1979 - năm khởi đầu của cuộc chiến Afghanistan, các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Warsaw (ОВД) đã chuẩn bị vượt sông Rhine trong 7 ngày, và thậm chí tổ chức các cuộc tập trận mà trên thực tế là chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào các nước NATO. Từng có những dự tính đầy tham vọng, ví dụ, trong hai tuần, quânОВД tiến sát Đại Tây Dương.
Kiểm tra sẵn sàng chiến đấu tại một đơn vị quân đội Liên Xô; Nguồn: russian7.ru |
Quân đội Liên Xô và các đối tác đã tiến hành các cuộc diễn tập như vậy hàng năm cho tới ngày sụp đổ của Bức tường Berlin. Liên Xô luôn thấy mối đe dọa từ Tây Đức - nếu không phải từ người Đức, thì từ các lực lượng quân đội Mỹ, Anh và Pháp, đồn trú ở đó. Do vậy, bất kỳ cuộc tấn công phòng ngừa hoặc phản công phòng vệ nào khi có hành vi xâm lược, về lý thuyết, đều bắt đầu bằng việc đánh chiếm lãnh thổ Liên bang Đức.
Năm 1985, một loạt các cuộc tập trận chung giữa quân đội Liên Xô và Cộng hòa Dân chủ Đức bắt đầu theo kịch bản đánh chiếm nhanh Tây Berlin và các thành phố lớn khác của Tây Đức do quân đội Mỹ, Anh và Pháp kiểm soát. Một trong những kế hoạch bí mật nhất trong số đó có mật danh "Bordkante", trong tiếng Nga - "Biên giới", mặc dù trong tiếng Đức, từ bordkante cũng được hiểu là "lề đường".
Trong những lần diễn tập đầu tiên được tổ chức tại Magdeburg, việc bắt giữ những nhân vật chủ chốt nhất và đánh chiếm các mục tiêu quan trọng nhất của "kẻ thù"đã được thực hiện. Lực lượng nòng cốt tham gia diễn tập là Sư đoàn Bộ binh Cơ giới số 1 và các đơn vị của Bộ tư lệnh Trung tâm thuộc Bộ đội biên phòng Cộng hòa Dân chủ Đức. Theo kịch bản của chiến dịch, các lực lượng hỗn hợp Xô-Đức đối đầu với lực lượng địch giả định gồm một lữ đoàn Mỹ, một lữ đoàn Anh và một lữ đoàn Pháp.
Hình ảnh tập trận của quân đội khối Hiệp ước Warsaw năm 1969; Nguồn: cont.ws |
Các đơn vị quân Liên Xô và Cộng hòa Dân chủ Đức có nhiệm vụ đè bẹp đối thủ, sau đó thành lập chính quyền địa phương tại tất cả 12 khu vực ở Tây Berlin và một chính phủ thân cộng sản ở Tây Đức. Trong hầu hết các kịch bản, những người lãnh đạo các khu vực đã được trù định; trong số khoảng 600 vị trí có 137 vị trí dành cho nhân viên Stasi đã được “nhắm” trước.
Năm 1985, nhiều cuộc diễn tập mang mật danh “Hữu nghị” công khai và nhiều tham vọng hơn đã diễn ra đồng thời. Tham gia các cuộc tập trận lớn nhất Đông Âu kể từ năm 1978 này, ngoài quân đội Liên Xô và Đức, còn có các đơn vị thuộc các lực lượng vũ trang Cộng hòa Nhân dân Ba Lan. Các hoạt động tác chiến cũng đã diễn ra trên lãnh thổ Ba Lan, dưới dạng một cuộc đổ bộ lên bờ biển Thái Bình Dương.
Tình hình quốc tế bớt căng thẳng
Nhà quan sát quốc tế người Mỹ Mitchsender L. George trong cuốn “Cuộc chiến không chủ ý ở châu Âu” đã tin rằng, các cuộc tập trận “Hữu nghị-85”, được thực hiện ở vùng phụ cận Berlin, theo dụng ý giới lãnh đạo Liên Xô, là một gợi ý để Tổng Bí thư Đảng Công nhân Thống nhất Đức của GDR tái bố trí các đơn vị quân đội đến những vị trí có thể giáng những cú đánh đầu tiên khi cuộc chiến tương lai nổ ra. Thông điệp từ các cuộc diễn tập trên đã được phương Tây tiếp nhận một cách nghiêm túc.
Hình ảnh cuộc tập trận sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật "Phương Tây-81" của Liên Xô; Nguồn: topwar.ru |
Ở đây, theo quan sát của Mitchsender George, điều gây tò mò là, các cuộc tập trận đánh chiếm Tây Berlin vào giữa những năm 1980 đã được tổ chức khi căng thẳng quốc tế đã bắt đầu thuyên giảm cùng với việc Mikhail Gorbachev leo lên đến đỉnh cao quyền lực ở Liên Xô. "Tư duy mới" đã được lấy đà, mặc dù hậu quả của việc đưa quân đến Afghanistan vào năm 1979 đã được cảm nhận cho đến tận năm 1987.
Nhà quan sát người Mỹ tin chắn, ngay cả tập trận "Hữu nghị-85" đầy khiêu khích trong mắt giới lãnh đạo Liên Xô là hoàn toàn phù hợp với phương châm "không khiêu khích" của các thế lực đế quốc. Tuy nhiên, sau các cuộc tập trận “Biên giới” tương tự lặp lại vào năm 1986, ban lãnh đạo Liên Xô đã hủy bỏ các cuộc tập trận dạng này. Về sau, có dự định thực hiện “Biên giới” một lần nữa vào năm 1989 tại Leipzig và vùng phụ cận, nhưng ý tưởng đó đã không bao giờ trở thành hiện thực.
Có thể, thực tế này minh chứng, không ai suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc tấn công Tây Berlin, mà điều quan trọng chỉ là để cho thấy, Moscow có câu trả lời cho bất cứ tình huống nào. Trong trường hợp tình hình phát triển không như mong muốn, Moscow và các đồng minh luôn có thể kiềm chế kẻ thù bằng cách sử dụng kịch bản "Biên giới".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Những 'dị thú' từng xuất hiện ở Việt Nam, con vật cuối cùng ai nhìn cũng ám ảnh
CLIP: Sư tử đực nổi điên, lao tới cắn xé xe ô tô khiến du khách hoảng hồn
CLIP: Bị cầy mangut 'đánh úp' từ phía sau, rắn hổ mang chưa kịp phản ứng đã bị kẻ đi săn lôi đi xềnh xệch
CLIP: 'Nghẹt thở' trước màn truy sát báo săn để giải cứu con nhỏ của linh dương đầu bò
CLIP: Trâu rừng dũng cảm húc tung sư tử để giải cứu đồng loại và cái kết ít ai đoán được
CLIP: Đi săn trâu rừng, sư tử bị con mồi hành cho nhừ tử