Giải thích về nghi lễ cô dâu và chú rể bắt buộc phải chải tóc khi tổ chức đám cưới
Vén màn bí ẩn đằng sau gương mặt ma quái NASA chụp được trên sao Mộc / Thân thế cực 'khủng' của phàm nhân duy nhất biết sự tồn tại của Bồ Đề Tổ Sư, là 'nguồn cơn' cho sự kiện đại náo Thiên Đình
Lo Kan-fong là một người giám hộ cô dâu tại Hồng Kông. Công việc của cô là giúp các cặp đôi thực hiện nghi lễ cưới của Trung Quốc. Nói về phong tục chải tóc, Lo Kan-fong nói rằng tóc chứa đầy những lo toan. Vì vậy trước ngày cưới, bạn phải chải tóc cho đến khi mượt để mọi việc diễn ra suôn sẻ cho cô dâu và chú rể.
"Hoàn thành nghi lễ chải tóc bạn sẽ được xem như người đã trưởng thành. Và chỉ có những người trưởng thành thực thụ mới có thể kết hôn", cô nói.
Chan Wah-yuet, một người giám hộ cô dâu khác có công ty riêng tên happyweddingwahe. Cô cho biết trước khi bắt đầu chải tóc, cô dâu và chú rể nên tắm riêng tại nhà bằng nước đun sôi với lá bưởi để gột rửa sạch mọi điều tiêu cực trong quá khứ.Sau đó, cô dâu và chú rể có thể mặc đồ lót và đồ ngủ màu đỏ mới - màu đỏ được coi là màu may mắn nhất trong văn hóa Trung Quốc và thực hiện nghi lễ chải tóc. Theo truyền thống, tóc của chú rể phải được chải trước tóc của cô dâu.
Đối với việc chải tóc, tốt nhất là nên nhờ một người phụ nữ may mắn, nhiều phước lành làm việc này. Bà ấy có thể truyền may mắn cho cặp đôi. "Lý tưởng nhất là người có con và cháu, gia đình đoàn tụ và cha mẹ vẫn còn yêu nhau. Tốt hơn hế hãy tìm một người giám hộ của cô dâu có bốn thế hệ", Chan Wah-yuet nói.
Sau đó, người phụ nữ sẽ thực hiện một quy trình cụ thể để chải tóc, bao gồm chải từ chân tóc đến ngọn tóc trong khi đọc những lời chúc phúc cụ thể để mang lại may mắn. Các dụng cụ chải tóc dành cho cô dâu và chú rể tương tự nhau nhưng có đôi chút khác biệt. Thông thường, sẽ có một chiếc lược chải tóc đuôi chuột trong bộ dụng cụ dành cho nam, trong khi bộ dụng cụ dành cho nữ có thể bao gồm một chiếc lược răng mịn có thể dùng để tạo búi tóc mượt.
Kết thúc nghi lễ chải tóc, cô dâu, chú rể cùng gia đình sẽ ăn bánh ngọt có tên gọi "tong yuen" để tượng trưng cho hy vọng về một tương lai ngọt ngào và đoàn tụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ