Giám đốc bảo tàng Pháp tuyên chiến với Adolf Hitler như thế nào?
Ngôi nhà nơi trùm phát xít Adolf Hitler chào đời trở thành đồn cảnh sát / Cuộc đời bình lặng, khép kín về em gái của Hitler
Tổ chức kháng chiến đầu tiên của Pháp
Khi đoàn xe tăng của Đức Quốc xã (ĐQX) rầm rập tiến vào thủ đô Paris ngay lúc tảng sáng của ngày 14 tháng 6 năm 1940, phần lớn thị dân Paris đã đồng loạt rời khỏi thành phố xuôi về miền Nam.
Tất cả các viện bảo tàng đều đóng cửa, ngoại trừ Musée de l’Homm, tức Bảo tàng Nhân loại còn hoạt động, ngay trên cổng của bảo tàng này có bài thơ của Rudyard Kipling “Nếu con có thể hiên ngang khi xung quanh đều chùn bước. Con sẽ là người hùng, con trai của ta!”.
Đó là một cử chỉ thách thức, một thông điệp nguy hiểm và thậm chí còn là một kêu gọi ranh mãnh: “Bất khuất trước kẻ thù”, người đứng sau bài thơ đó là vị giám đốc bảo tàng, một vị chỉ huy với mạng lưới phản công tuyệt mật của nước Pháp.
Paul Rivet phát biểu tại một đại hội của Đảng xã hội Pháp vào ngày 2 tháng 7 năm 1948. Ảnh nguồn: AGIP - Rue des Archives / Granger, NYC. |
Trán hói, đeo kính tròn và áo cổ cánh, Paul Rivet (một nhà nhân chủng học trong độ tuổi lục tuần) không có vẻ gì là một anh hùng. Nhưng, những tài liệu mới được tiết lộ gần đây đã cho thấy lòng dũng cảm và sự khéo léo của Rivet đã không chỉ làm suy yếu ĐQX mà cả thành phần nội gián trong nước Pháp.
Thời điểm ấy, Paul Rivet là người cực lực phê phán các ý tưởng phân biệt chủng tộc được thúc đẩy bởi nhiều nhà nhân chủng học (và ĐQX đã áp dụng). Đến mùa hè năm 1940, Paul Rivet và các học giả trẻ khác đã không ngần ngại cầm vũ khí và mạo hiểm tính mạng của họ để tổ chức thành một trong những lực lượng kháng chiến ngầm sớm nhất ở Pháp.
Trên thực tế, nhóm chiến sĩ của ông Paul Rivet đã giúp tạo ra cái tên của phong trào cách mạng mang tên Kháng chiến. Dù tổ chức kháng chiến của Bảo tàng Nhân loại đã kết thúc trong bi thảm (do bị phản bội), nhưng giới sử gia cùng nhất trí rằng tổ chức này đã cho người Pháp thấy rằng (lúc đầu có tư tưởng cam chịu bị chiếm đóng) phải vùng lên kháng ĐQX không những bằng tinh thần mà cả hành động, lấy cắp các bản đồ quân sự của người Đức, giúp các tù nhân trốn thoát, khiến người Đức phải thất vọng.
Hoạt động trong lòng địch
Paul Rivet bắt đầu tuyển dụng những người Đức gốc Do Thái và người Đông Âu. Theo bà Christine Laurière, người viết tiểu sử của Paul Rivet, thì ông cũng muốn tăng cường sự hiện diện của văn hóa Đông Âu tại bảo tàng nhân loại, xem họ như một bức tường chống lại chủ nghĩa phát xít.
Trong số các công nhân của Rivet có nhà ngôn ngữ học và dân tộc học người gốc Nga tròn 26 tuổi tên là Boris Vildé (người chuyên về các dạng ngôn ngữ của người Phần Lan – Ugria ở Đông Bắc Châu Âu), và Anatole Lewitsky (30 tuổi, người có gốc gác quý tộc Nga) chuyên về nghiên cứu các loại bùa chú ở Siberia.
Hai người này đã biến tầng hầm của bảo tàng nhân loại thành những phòng nghiên cứu khoa học thực sự. Khi chiến tranh nổ ra, bộ đôi Vildé và Lewitsky (cùng nhập quốc tịch Pháp) cùng bị gọi đi lính. Bị thương đầy mình và bị bắt sống bởi lính Đức, Boris Vildé đã bị giam trong một trại tù ở rặng Jura (nằm giữa Pháp và Thụy Sỹ), và ông đã lập kế hoạch đào tẩu.
Boris Vildé tái xuất hiện tại Bảo tàng Nhân loại vào ngày 5 tháng 7 năm 1940. Anatole Lewitsky cũng trở lại vào mùa hè đó, cũng đào tẩu trong thời gian bị Đức bắt giam.
Bộ tam Vildé, Lewitsky và Yvonne Oddon (thủ thư của Bảo tàng Nhân loại, và là tình nhân của Lewitsky) đã tung ra một chiến dịch nhằm chống lại những kẻ xâm lược (ĐQX) cũng như chống luôn những thành viên trong chính phủ Pháp phản bội tổ quốc. Paul Rivet cũng là một thành viên năng động không kém: ông tạo cơ hội cho cả nhóm liên kết với các trí thức Paris (những người mà Rivet tin rằng họ sẽ thông cảm với việc hoạt động từ tổ chức của ông).
Boris Vildé đã đi qua những vùng chiếm đóng và tự do trên đất Pháp để thâu nhận thêm các cá nhân bất đồng chính kiến, thu thập tình báo quân sự và tổ chức những đợt đào tẩu cho tù chiến tranh của quân Đồng Minh bị giam trong các trại của ĐQX trên các tàu bè từ những cảng cá của Brittany.
Có thời điểm, Paul Rivet tuyên bố mình sở hữu trong tay một lực lượng mạnh 12.000 người cùng một kho dự trữ vũ khí ấn tượng (nghe có vẻ như một sự cường điệu, nhưng qua đó để thấy tài dùng sức mạnh ngôn từ của Rivet cũng tài giỏi không kém Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Adolf Hitler).
Thất bại vì nội gián
Với sự trợ giúp của Paul Rivet, tổ chức Kháng chiến đã sử dụng một máy sao chép ngay tại tầng hầm của bảo tàng để xuất bản một tờ báo bí mậttên là Résistance. Bài xã luận đầu tiên của báo phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 1940 đã ra một tuyên bố đanh thép: “Kháng chiến!”.
Các bản sao của bài xã luận nhanh chóng được sao và phát trên khắp thủ đô Paris. Đó là một công việc cực kỳ nguy hiểm bởi nếu bị Gestapo tóm được thì những nhà Kháng chiến có thể bị tra tấn và hành quyết (vì thế họ giấu mình để hoạt động, sử dụng nhiều biệt danh và cả mật khẩu cho mỗi số báo phát hành). Vì thế khi một trong những nhà cách mạng muốn nói với Yvonne Oddon về các vấn đề kháng chiến thì họ sẽ có mặt trong thư viện và loan báo rằng: “Tôi có một bài học tiếng Anh”.
Ông Rivet cũng chọn cách chiến đấu ở nơi công cộng bằng những buổi diễn thuyết mang hàm lượng tri thức, nhưng khi ở trong phòng bí mật thì lại chỉ thuần nói về phân biệt chủng tộc khoa học.
Tháng 11 năm 1940, Rivet biết tin thông qua đài phát thanh rằng chính phủ Vichy đã truất ghế của ông khỏi Bảo tàng Nhân loại; 3 tháng sau đó, trước khi Gestapo bắt ông, Rivet đã đào tẩu sang Colombia.
Chỉ vài giờ sau khi bị phế truất, lính Gestapo đã lục soát bảo tàng với ý đồ tịch thu các kế hoạch về căn cứ tàu U (Đức) tại Saint-Nazaire thuộc duyên hải Brittany (các kế hoạch này đã được người của Boris Vildé lấy trộm). Những bản kế hoạch này đã đến tay người Anh và các lực lượng của họ đã ném bom căn cứ tàu U vào năm 1942.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà