Khám phá

Giám sát đường bay chim di cư quốc tế

Theo đại diện Bộ TN&MT, trước thực trạng các loài chim di cư bị suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, Việt Nam sẽ tích cực tham gia hệ thống giám sát đường bay chim di cư quốc tế.

Phát hiện động vật ăn thịt đồng loại lâu đời nhất thế giới / Những khoảnh khắc hài hước của động vật khiến bạn phải bật cười

Theo bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học - Tổng cục Môi trường, lần đầu tiên Việt Nam có một chỉ thị riêng của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp cấp bách bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư.

Giám sát đường bay chim di cư quốc tế ảnh 1

Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) - bãi đỗ của nhiều loài chim di cư trong tuyến Đông Á- Úc.

Chỉ thị nêu, Việt Nam là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất trong mạng lưới đường baychim di cưvà các loài chim đặc hữu, với 63 vùng chim quan trọng toàn cầu và 7 vùng chim đặc hữu. Nước ta đã ghi nhận được hơn 900 loài chim, trong đó có 99 loài cần bảo tồn, 10 loài cực kỳ nguy cấp, 24 loài sắp nguy cấp và 48 loài bị đe dọa.

Hoạt động săn, bắt tận diệt, hủy hoại môi trường sống tự nhiên dẫn đến việc thay đổi môi trường sống và hệ sinh thái, làm suy giảm số lượng, thành phần các loài chim hoang dã, di cư, một số loài chim di cư đã không còn xuất hiện trong các mùa chim di cư đến Việt Nam.

Bà Nhàn cho biết, Việt Nam là thành viên của Hiệp định về Đối tác Đường bay chim nước di cư tuyến Úc - Đông Á (EAAFP) với nhiều khu vực là điểm dừng chân của các loài chim di cư trong tuyến này. Trong đó, hai điểm dừng chân đã tham gia vào EAAFP gồm Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) và Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).

“Thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ phối hợp với các bên liên quan tiếp tục xác nhận các điểm dừng chân của các loài chim di cư, đặc biệt là các loài quý hiếm để đề xuất khu vực được ưu tiên bảo vệ và đưa vào các điểm dừng chân của tuyến đường bay chim di cư Úc- Đông Á”, bà Nhàn nói.

Ðiện gió, nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng bảo tồn chim

 

Theo ông Nguyễn Hoài Bảo, đại diện tổ chức Birdlife International khu vực châu Á, 10 năm qua, tổ chức này nghiên cứu sự phân bố các loài chim di cư quý hiếm ở Việt Nam. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những bãi bồi ven biển, đã trở thành bãi đỗ lớn cho các loài chim di cư. Một số nơi tập trung đông như Vườn quốc gia Xuân Thủy, Gò Công (Tiền Giang), Tràm Chim (Đồng Tháp), sông Tiền.

Nghiên cứu cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng các quần thể chim di cư ở Việt Nam, trong đó xác nhận 6 loài có nguy cơ tuyệt chủng gồm rẻ mỏ thìa, choắt lớn mỏ vàng, rẻ lớn ngực đốm, choắt mỏ cong hông nâu, cò trắng Trung Quốc, mòng bể mỏ ngắn.

Trong số nguyên nhân đe dọa bảo tồn các loài chim, theo ông Bảo, có sự phát triển của ngành điện gió và ngành chăn nuôi thủy sản. Nhiều người nuôi trồng thủy sản lo ngại chim ăn cá tôm nên đã giăng lưới khắp cánh đồng khiến nhiều chim chết. Nhiều tỉnh phía Nam phát triểnđiện gióven bờ ồ ạt, trùng với đường bay của chim di cư khiến nhiều con chim va vào cánh quạt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm