Gián phát sáng để đánh lừa kẻ thù
Gián xanh - loài "tiểu cường" sang chảnh nhất thế giới, chỉ ăn hoa quả trừ bữa / Vì sao con gián lại gây cảm giác đáng sợ?
Hình ảnh loài gián phát sáng mới được phát hiện. |
Loài côn trùng mới này được đặt tên khoa học là Lucihormetica luckae sống tại các vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Một trong các đại diện của nó được tìm thấy từ năm 1939 tại Ecuador nhưng chưa được mô tả tỉ mỉ và hiểu biết về chúng chưa rõ ràng.
Loài gián mới được phát hiện sống tại vùng xưa kia là miệng núi lửa và được nghiên cứu kỹ trênkinh hiển vi điện tử huỳnh quang. Ánh sáng chúng phát ra là do những phản ứng sinh hoá xảy ra trong cơ thể chúng. Đó là hiện tượng khá hiếm hoi chỉ có ở một nhóm nhỏ côn trùng, một số sâu đất và điển hình nhất là ở loài đom đóm.
Các nhà khoa học cho rằng gián bắt chước cách phát sáng ở những người láng giềng chung sống trong các khu rừng nhiệt đới là loài bọ cánh cứng có tên khoa học là Pyrophorus, dùng chất độc tiết ra làm vũ khí chống lại kẻ thù. Chúng phát ra ánh sáng như những tín hiệu cảnh báo côn trùng ăn thịt chớ đến gần.
Gián không có nọc độc làm vũ khí, đành phải mạo danh anh bạn láng giềng phát sáng cùng sắc độ và nhấp nháy cùng tần số, lợi dụng uy danh của bọ cánh cứng để hù doạ những côn trùng ăn thịt.
Trong thế giới côn trùng đa số chưa được mô tả kỹ. Hiện nay người ta đã biết đến trên một triệu loài và ước tính còn khoảng 2 triệu loài vẫn chưa được phát hiện. Gần đây các nhà côn trùng học đã tìm thêm được một loài mới là ong mắt vàng song mới chụp được ảnh mà chưa có điều kiện nghiên cứu cụ thể.
Công trình công bố trên Tạp chí Naturwissenschaften, và tóm tắt trên trang mạng ScienceNow.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Loài người chưa từng biết ẩn nấp ở châu Á suốt 100.000 năm