Khám phá

Giết hụt vị hôn phu, người phụ nữ gây ra "đại địa chấn" chốn quan trường, Hoàng đế ra mặt cũng không thể giải quyết ổn thỏa

Chỉ là một vụ án nhỏ của tầng lớp dân nghèo, tại sao lại có thể kinh động đến cả triều đình nhà Tống.

Vụ án chấn động thời Tống: Sử dụng ruồi phá án, chuyên gia pháp y khiến sát nhân 'hành động lạ' tại hiện trường / Bí ẩn xoay quanh trò chơi Ouija và vụ án mạng cầu cơ

Thời Tống Thần Tông, ở Đăng Châu, Sơn Đông có một người phụ nữ tên là A Vân, trong thời gian chịu tang mẹ, cô được hứa gả cho Vĩ A Đại.

Bởi vì quá xấu xí, nên Vĩ A Đại thường bị vị hôn thê của mình là A Vân chê bai. Vừa nghĩ đến việc qua thời gian chịu tang mẹ, bản thân lại bị gả cho một người xấu xí như vậy, A Vân cảm thấy vô cùng đau khổ.

Thời gian cứ thế trôi qua, A Vân vì căm ghét vị hôn phu xấu xí của mình nên quyết định ra tay giết Vĩ A Đại, cô nghĩ nếu Vĩ A Đại chết rồi hôn ước cũng sẽ theo đó mà được giải trừ.

Một đêm nọ, A Vân âm thầm đi đến nhà Vĩ A Đại, nhân lúc Vĩ A Đại đang ngủ say, cô vung dao chém lung tung lên người vị hôn phu, sau đó vội vàng bỏ chạy.

Có lẽ do quá khẩn trương, lo lắng, cũng có thể vì không có kinh nghiệm hoặc bởi vì do trời tối, cho nên dao của A Vân đã không hại chết được vị hôn phu mà chỉ chặt đứt một ngón tay của anh ta.

Vĩ A Đại bị thương đi đến báo quan, hung thủ A Vân nhanh chóng bị bắt.

Kinh động đến cả triều đình, Hoàng đế vào cuộc cũng không thể giải quyết ổn thỏa

Theo "Tống luật" (tức Luật pháp nhà Tống), mưu sát chồng là tội nặng, tội phạm sẽ bị phán tội tử hình. A Vân là vợ chưa cưới của Vĩ A Đại, chiếu theo luật này, Tri huyện đại nhân phán A Vân tội tử hình đồng thời báo lên Tri phủ phê chuẩn.

Giết hụt vị hôn phu, người phụ nữ gây ra đại địa chấn chốn quan trường, Hoàng đế ra mặt cũng không thể giải quyết ổn thỏa - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Vụ án được đưa lên Phủ Đăng Châu. Sau khi đọc rõ tình tiết vụ án, Tri phủ Hứa Tôn rất cảm thông với A Vân, ông căn cứ vao việc A Vân vẫn trong thời gian chịu tang mẹ nên hôn ước không có hiệu lực, hơn nữa bên bị hại cũng chưa chết, theo sắc lệnh giảm án "Tòng giảm đẳng đoạn khiển" do Hoàng đế ban hành, Hứa Tôn cho rằng chỉ nên phán A Vân tù giam có thời hạn.

Sau đó, Hứa Tôn đem bản án trình lên Đại Lý Tự, đưa ra đề nghị giảm án cho A Vân để xin phê duyệt. Chính vì thế, nên vụ án này được trình lên triều đình Bắc Tống, đồng thời được ghi chép vào sử sách.

Cơ quan xét xử tối cao Thẩm hình viện cùng Đại Lý Tự cho rằng, A Vân dù chưa phải là vợ chính thức của Vĩ A Đại, nhưng lại có ý đồ giết người, cho nên đáng bị khép vào tội tử hình.

Phán quyết của Hứa Tôn đã xem xét đến sắc lệnh của Hoàng đế, mang tính chất tình cảm nằm ngoài luật pháp, còn kết luận của Hình Bộ là để duy trì uy nghiêm của luật pháp Bắc Tống, chỉ xét đến tính chất sự việc, xem việc phán tội.

Hai bên tranh chấp qua lại, còn động chạm đến vấn đề xung đột giữa Hoàng quyền và quốc pháp, đến cuối cùng Tống Thần Tông buộc phải vào cuộc.

 

Vương An Thạch ủng hộ ý kiến của Hứa Tôn yêu cầu giảm án, còn Tư Mã Quang lại kiên quyết muốn xử tử A Vân, hai bên tranh chấp mãi không thôi, sau cùng Tống Thần Tông ra chiếu chỉ đồng thuận với Vương An Thạch.

Giết hụt vị hôn phu, người phụ nữ gây ra đại địa chấn chốn quan trường, Hoàng đế ra mặt cũng không thể giải quyết ổn thỏa - Ảnh 4.

Tuy Hoàng đế đã hạ lệnh, nhưng các quan đại thần phái bảo thủ vì muốn duy trì lễ pháp và pháp luật triều đình, kiên quyết không chịu nhượng bộ. Không còn cách nào khác, Tống Thần Tông phải mời Hàn Lâm viện xem xét vụ án, kết luận cuối cùng vẫn là đồng thuận với ý kiến của tể tướng Vương An Thạch.

Song, Hình Bộ vẫn kiên quyết bác bỏ sắc lệnh miễn tội chết cho A Vân của Tống Thần Tông, thậm chí còn luận tội Hứa Tôn làm việc thiên vị, coi thường pháp luật.

Về chuyện này, Tống Thần Tông đã cho điều Hứa Tôn vào kinh thành, cho đảm nhận chức vụ ở Đại Lý Tự để biểu đạt lập trường của bản thân.

Nhưng dù Hoàng đế năm lần bảy lượt bày tỏ lập trường, ý kiến của bản thân, nhưng các quan đại thần lại chẳng đoái hoài, pháp quan của Thẩm hình viện cùng Đại Lý Tự vẫn nhiều lần dâng tấu, ép đến mức Tống Thần Tông phải triệu Vương An Thạch cùng những người liên quan vào biện luận đến lần thứ ba.

 

Nhưng, cho dù Vương An Thạch có nói như thế nào đi nữa, hay Tống Thần Tông có ám chỉ ra sao, các vị pháp quan cũng kiên quyết không nhượng bộ, bắt buộc phải khép A Vân vào tội chết.

Không còn cách nào khác, Tống Thần Tông buộc phải đích thân ra mặt, hạ chiếu "Từ nay, kẻ phạm tội giết người nếu ra tự thú có thể xem xét giảm án".

Sắc lệnh này khiến các học giả, quan chức mà đứng đầu là Tư Mã Quang kịch liệt phản đối, Hình Bộ và Ngự Sử Đài cùng nhau kháng nghị, từ chối chấp hành theo sắc lệnh này của Hoàng đế.

Giết hụt vị hôn phu, người phụ nữ gây ra đại địa chấn chốn quan trường, Hoàng đế ra mặt cũng không thể giải quyết ổn thỏa - Ảnh 6.

Tống Thần Tông nhận thấy tình hình đã quá mức căng thẳng, để làm dịu đi tranh chấp, đã ra chiếu chỉ lần thứ ba, phế bỏ chiếu chỉ lần thứ hai, đồng thời đem vụ án của A Vân giao cho Trung Thư Tỉnh và Khu Mật viện thương nghị, nhưng kết quả là cả hai bên vẫn không đạt được sự nhất trí.

Cuối cùng, Tống Thần Tông tức giận, bãi nhiễm chức vụ Hình quan Lưu Thuật cùng sáu vị quan viên khác, đồng thời hạ chiếu chỉ lần thứ tư, nhấn mạnh việc luật pháp nhà Tống phải tuân theo Hoàng lệnh, cũng tức là phải đặt sắc lệnh của Hoàng đế trên luật pháp.

 

Đến đây, vụ án của A Vân mới đi đến hồi kết, A Vân tuy có tội âm mưu giết hại vị hôn phu nhưng cuối cùng tránh được tội chết.

Và hồi kết đầy khiêu khích dành cho Hoàng đế

Vụ án của A Vân tưởng chừng như nhỏ bé, nhưng lại kéo theo vô số quan viên Bắc Tống can dự vào, Hoàng đế phải bốn lần hạ chiếu chỉ, Tư Mã Quang cùng các vị đại thần thậm chí còn không tiếc tính mạng kiên quyết kháng lệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân thực chất của việc này là vì tranh chấp quyền lực giữa các phe phái đối đầu nhau trong triều.

Thời Bắc Tống, học giả sĩ phu cùng tham gia cai trị thiên hạ, chính vì thế nên Hoàng quyền bị đe dọa. Cũng bởi lí do đó nên Tống Thần Tông hết sức ủng hộ biến pháp của Vương An Thạch, bởi ông hi vọng sau khi thực hiện biến pháp sẽ giúp gia tăng quyền lực tập quyền của Hoàng đế.

Quyền lực quốc gia nằm ở trung ương, quyền lực trung ương nằm ở trung khu, quyền lực trung khu nằm trong tay Hoàng đế, Hoàng đế nắm trong tay quyền lực nhưng biến pháp còn chưa bắt đầu, tầng lớp sĩ phu đã ngăn cản việc Hoàng quyền can dự vào vấn đế tư pháp, Tống Thần Tông làm sao chịu chấp nhận dễ dàng như thế?

 

Song, thật bẽ bàng là Tống Thần Tống nhất thời cứu được mạng A Vân nhưng đã chẳng thể cứu được cô cả đời. Nghe nói, sau này khi Tư Mã Quang tái nhậm chức đã lật lại vụ án, căn cứ theo luật lệ, ông ta vẫn xử A Vân tội chết.

Tống Thần Tông là vị Hoàng đế thứ sáu của nhà Bắc Tống trong lịch sử Trung Quốc, ông tại vị từ năm 1067 đến năm 1085, tổng hơn 18 năm.

Tống Thần Tông là một vị quân vương có chí trung hưng đất nước. Không lâu sau khi lên ngôi, ông theo đề nghị của Vương An Thạch, quyết định thực hiện tân pháp, cải cách trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự...

Tuy vậy công cuộc cải cách không thu được hiệu quả như mong muốn do sự cản trở của phe thủ cựu và sự mâu thuẫn ngay trong nội bộ phe tân pháp, dẫn đến Vương An Thạch bị bãi chức và những chính sách mới lần lượt bị thủ tiêu sau khi Thần Tông qua đời.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm